Tên hoạt chất: Cà phê
Tác giả: Tran Pham
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tác dụng
Tìm hiểu chung
Cà phê dùng để làm gì?
Cà phê được dùng để tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, giúp tăng sức chịu đựng và để giúp giãn phế quản.
Từ lâu đời, Cà phê đã được dùng cho bệnh hen suyễn, đau đầu và cảm lạnh, hoặc được dùng bơm vào cơ thể thông qua trực tràng nhằm giải độc khi Ngộ độc thuốc phiện. Cây thuốc được sử dụng trong y học để kích thích sự thèm ăn và tăng cường tiêu hóa. Cà phê thúc đẩy co thắt của ruột và giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn. Cây thuốc có khả năng phòng ngừa bệnh Sỏi mật và Parkinson.
Bạn có thể uống cà phê để làm giảm mệt mỏi về tinh thần và thể chất cũng như tăng sự tỉnh táo. Cà phê còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú. Các ứng dụng khác của cà phê bao gồm điều trị nhức đầu, hạ huyết áp, Béo phì và rối loạn tăng động (ADHD).
Cơ chế hoạt động của cà phê là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy Caffeine là một chất tạo ra vị đắng trong cà phê. Chất này có nhiều ảnh hưởng lên việc chuyển hóa chất của cơ thể và có thể kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này làm cho bạn tỉnh táo hơn và giúp cung cấp năng lượng.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của cà phê là gì?
Bạn có thể uống hỗn hợp cà phê từ 60-200 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng tử vong có thể xảy ra nếu bạn dùng khoảng 100 ly cà phê mỗi ngày.
Liều dùng của cà phê có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cà phê có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cà phê là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có dạng bào chế là hạt cà phê.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cà phê?
Trong đa số trường hợp, uống từ 2-4 ly cà phê mỗi ngày là an toàn. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine có thể gây ra vấn đề như:
Làm cho bạn dễ bị kích động và run rẩy;
Làm cho bạn khó ngủ hoặc ngủ không yên giấc;
Gây đau đầu hoặc chóng mặt;
Làm cho tim đập nhanh hơn hoặc gây nhịp tim bất thường;
Gây mất nước.
Cà phê làm cho bạn phụ thuộc vào nó, do lượng cà phê cần dùng sẽ ngay càng cao. Nếu bạn ngừng sử dụng cà phê, bạn có thể trải qua những triệu chứng như cai nghiện.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Cảnh báo
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng cà phê bạn nên biết những gì?
Bạn cần theo dõi lượng cà phê bạn uống và ảnh hưởng của nó lên tâm trạng và giấc ngủ của bạn. Lưu trữ cà phê ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm. Các triệu chứng cai nghiện khá phổ biến khi ngưng sử dụng cà phê sau một thời gian dài.
Những quy định cho cà phê ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cà phê nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cà phê như thế nào?
Việc uống 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày được xem là an toàn cho các bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh. Nhưng sử dụng cà phê với số lượng lớn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và cũng gây khó ngủ, khó chịu.
Trẻ em không nên uống cà phê. Các tác dụng phụ liên quan với cà phê thường nặng hơn ở trẻ em so với người lớn.
Caffeine trong cà phê có thể làm cho người dùng trở nên lo lắng và àm cho rối loạn chảy máu nặng hơn.
Uống cà phê chưa được lọc sẽ tăng lượng cholesterol và chất béo trong máu, cũng như tăng mức độ homocysteine. Các chất trên có khả năng tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Bạn nên thận trọng khi dùng cà phề nếu bạn bị tiểu đường và nên theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận.
Cà phê khi dùng với số lượng lớn có thể làm bệnh tiêu chảy và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nặng thêm.
Uống cà phê sẽ làm tăng nhãn áp.
Uống cà phê có thể làm tăng huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những người uống cà phê thường xuyên sẽ ít bị triệu chứng này hơn.
Cà phê có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cà phê.
Nguồn tham khảo
Cà phê, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-980-coffee.aspx?ac