Béo phì

Là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại cơ thể. Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI bình thường = 18,5 - 24,9; thừa cân = 25,0 - 29,9; BMI ≥ 30 là béo phì.

Tên gọi khác: Obesity, Béo phì

Triệu chứng

Béo phì là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong sau hút thuốc và có liên quan với bệnh tiểu đường type 2, cholesterol cao, bệnh tim, viêm khớp, sỏi mật, ngưng thở khi ngủ, và ung thư. Có nhiều nguyên nhân gây béo phì như di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp và thuốc Cushing. Trong đại đa số trường hợp không có nguyên nhân thứ phát được xác định.

Chẩn đoán

Các triệu chứng bao gồm: đau lưng, đau hông, đau đầu gối, đau mắt cá chân, đau cổ, đau ngực, khó thở, buồn bã, trầm cảm, ngủ ngáy, phát ban trong các nếp gấp của da, mồ hôi quá nhiều.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Tính chỉ số BMI. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Béo phì - Ảnh minh họa 1
Béo phì - Ảnh minh họa 2
Béo phì - Ảnh minh họa 3
Béo phì - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể. Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).

BMI = W (kg)/(m)

Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn và trẻ em là khác nhau. Đối với người trưởng thành, BMI ≥ 30 là béo phì. Béo phì là một bệnh lý độc lập nhưng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như rối loạn Lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư…

Phòng ngừa

  • Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều chất béo, chất ngọt và ăn quá nhiều so với nhu cầu cơ thể.

  • Hoạt động thể lực ít: Sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và rèn luyện thể dục thể thao.

  • Ngoài ra còn có các yếu tố khác như yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố di truyền… Đồng thời người ta còn nhận thấy trẻ em bị suy dinh dưỡng sớm đến khi trưởng thành dễ bị béo phì.

Điều trị

  • Kiểm tra cân nặng thường xuyên để tự đánh giá được tình trạng dinh dưỡng.

  • Khẩu phần ăn cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm, tránh cách ăn chỉ riêng một loại thực phẩm nào đó (có thể do khẩu phần ăn đơn điệu, hoặc có bạn chỉ 'nghiện' mỗi món gà rán, nên bữa nào cũng chỉ ăn có 1 món gà rán! Ăn kiểu này sẽ không tốt cho sức khỏe đâu các bạn nhé!) .

  • Duy trì thường xuyên các hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.

  • Tăng cường công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng về phòng tránh thừa cân - béo phì và các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng, phổ biến '10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý'.