Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, vì nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Đối với bệnh lý này, Cắt dạ dày được xem là phương pháp hiệu quả để chấm dứt bệnh hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày, khối u thường to không thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật như hóa hay xạ trị. Do đó, việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày, ngăn chặn tế bào ung thư lan ra các phần khác của cơ thể là cần thiết.
Nếu bạn có khối u với kích thước nhỏ ở phần thấp của dạ dày thì chỉ cần cắt một phần dạ dày là đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u với kích thước to, nằm ở phần giữa hay phần cao của dạ dày thì khả năng là phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Phẫu thuật cắt dạ dày cũng có thể được chỉ định nếu bạn có u lành tính.Việc làm này sẽ ngăn chặn các khối u này chuyển sang u ác tính nếu không được lấy đi.
2. Ung thư thực quản
Cắt dạ dày là phương pháp điều trị Ung thư thực quản phổ biến nhất. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với tất cả hoặc một phần thực quản, các hạch lân cận và các mô khác trong vùng phẫu thuật (phẫu thuật cắt bỏ thực quản). Bác sĩ phẫu thuật nối các phần lành còn lại của thực quản với dạ dày để bệnh nhân vẫn có thể nuốt được. Đôi khi, một ống bằng nhựa hoặc một phần ruột được sử dụng để nối. Bác sĩ phẫu thuật còn có thể nới rộng vị trí dạ dày mở vào ruột non để cho phép thức ăn trong dạ dày có thể chuyển vào ruột non dễ dàng hơn. Đôi khi, phẫu thuật cắt dạ dày được tiến hành sau khi kết thúc một phương pháp điều trị khác.
3. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày có thể do loét hoặc Ung thư dạ dày và cắt dạ dày là một lựa chọn tùy theo tình trạng chung của bệnh nhân, tình trạng ổ bụng, thời gian bệnh...
Các vết viêm Loét dạ dày khi ăn sâu vào thành dạ dày có thể gây ra các vết thủng dạ dày. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm Loét dạ dày tá tràng lâu năm. Khi dạ dày xuất hiện các vết thủng, dịch dạ dày sẽ chảy vào ổ bụng và làm viêm nhiễm các nội tạng bên trong. Nếu không được chỉ định mổ sớm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc, và có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khâu lại các vết thủng, rửa sạch ổ bụng và đặt ống dẫn lưu để dẫn dịch chảy ra ngoài.
4. Béo phì
Một số loại phẫu thuật dạ dày cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng béo phì. Bằng cách thu nhỏ dạ dày, người bệnh nhanh no và ăn ít hơn. Tuy nhiên mổ cắt dạ dày chỉ được lựa chọn khi các phương pháp giảm cân khác như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc men... thất bại.
Một dạng phẫu thuật cắt dạ dày là phẫu thuật cắt dạ dày tạo hình kiểu ống tay áo có thể dùng để điều trị chứng Béo phì nặng. Phẫu thuật cắt dạ dày lấy đi đến 85% của dạ dày, bạn không thể ăn được nhiều và sụt cân. Loại phẫu thuật này đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân quá béo, không thể áp dụng các loại phẫu thuật khác như thắt dây thun dạ dày hay nối tắt dạ dày - ruột.
Để hạn chế tối đa việc phải áp dụng các phương pháp cắt dạ dày, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức về bệnh một cách tốt nhất. Để từ đó biết cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Nếu phát hiện bản thân mình mắc các bệnh lý dạ dày thì nên tiến hành điều trị sớm và dứt điểm. Việc chần chừ trong thăm khám hay tự ý điều trị bằng các loại thuốc không được chỉ định sẽ khiến bệnh tình có thể trở nặng, gây ra biến chứng và việc phẫu thuật cắt dạ dày là không thể tránh khỏi.
Hiện có 2 phương pháp cắt dạ dày được thực hiện là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật mở là phương pháp mổ truyền thống, sau khi thực hiện sẽ để lại một vết Sẹo dài trên bụng bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật mở có nguy cơ biến chứng cao. Can thiệp ngoại khoa Nội soi cắt dạ dày với ưu điểm về mặt Thẩm mỹ ở vết mổ, thời gian phục hồi nhanh, chính xác và an toàn hơn mổ truyền thống. Tuy nhiên, mổ nội soi sẽ có nguy cơ rủi ro nếu như trình độ tay nghề của bác sĩ cũng như thiết bị hỗ trợ không đạt chất lượng cao..