Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cách trị bệnh giời leo dân gian tại nhà hiệu quả

25/09/2021
Cách trị bệnh giời leo dân gian tại nhà hiệu quả

Những cách trị bệnh giời leo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cây xấu hổ, lá sung hay tỏi để khắc phục các triệu chứng bệnh. Chúng rất dễ sử dụng và lành tính với da nhưng khi áp dụng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu.

1. Giời leo là bệnh gì?

Hiện nay, bệnh giời leo hay còn gọi là Zona xuất hiện khá phổ biến, những triệu chứng của căn bệnh này sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt và đau rát. Vì chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể nên ngay từ khi xuất hiện, bạn hãy có những biện pháp xử lý tốt nhất để tránh bệnh lây lan và trở nên nguy hiểm hơn.

Bệnh giời leo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, ở trên bất cứ vị trí nào của cơ thể. Khi mắc bệnh này, da của bạn sẽ xuất hiện những mảng màu đỏ sưng lên, sau đó các Mụn nước nhỏ sẽ nổi li ti trên bề mặt và vỡ ra trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Thông thường, bệnh giời leo ở mắt là nguy hiểm nhất, bởi chúng có thể bị viêm nhiễm nặng, đồng thời để lại nhiều vết Sẹo cho giác mạc. Trong trường hợp bệnh trở nặng, bạn sẽ có thể bị Viêm kết mạc và loét ở giác mạc, gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được chữa trị đúng cách.

2. Biểu hiện bệnh giời leo

Người bệnh có thể bị sốt, nóng rát, sưng vùng da chỗ bị nhiễm bệnh, nhất là khi trời nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn. Sốt nhẹ khoảng 37 - 38,5 độ C, người mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nó kéo dài khoảng 10 - 15 ngày và gặp ở mọi lứa tuổi.

Tại vùng da bị bệnh, đầu tiên là cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt rồi sau đó nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía và bên trong các nốt mọng nước, sưng to dần, đồng thời vẫn Ngứa ngáy khó chịu nơi vùng da bị bệnh. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng lây truyền bệnh càng nhanh hơn.

Sau khi các dấu hiệu của giời leo chấm dứt, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức nhiều tại vùng da bị bệnh, nhất là tại các sẹo đã bị hình thành gọi là chứng đau sau zona, với đặc điểm là không giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Do đó, để giảm đau thường phải phong bế bằng thuốc tê quanh các Sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.

Thông thường, bệnh giời leo không tái phát, chỉ bị một lần mắc trong đời và theo các nghiên cứu, có một tỉ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị mắc giời leo

3. Cách trị bệnh giời leo dân gian tại nhà hiệu quả

3.1. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng củ tỏi

Củ tỏi giàu hoạt chất tiêu viêm, kháng khuẩn, nhất là allicin. Nhờ đó, loại gia vị tuyệt vời này có thể cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi, lột vỏ, rửa sạch và cắt mỏng hoặc xay nhuyễn
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Đắp tỏi lên vị trí tổn thương trong vòng 15 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch
  • Áp dụng 1 lần/ngày

3.2. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mật ong

Không chỉ là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, mật ong nguyên chất còn là vị thuốc dân gian đa công dụng, được người Việt vô cùng yêu thích. Mật ong có khả năng củng cố hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây hại.

Bên cạnh đó, nguồn chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E dồi dào từ mật ong nguyên chất cũng giúp xoa dịu làn da, hạn chế kích ứng, đẩy lùi những cơn Ngứa rát và hỗ trợ hồi phục vết thương.

Dùng mật ong nguyên chất

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Bôi một lớp mật ong nguyên chất mỏng lên vị trí tổn thương trong vòng 20 phút
  • Tiến hành 2 lần/ngày vào hai buổi sáng – tối

Kết hợp nghệ tươi và mật ong

  • Chuẩn bị một nhánh nghệ tươi, nước cốt chanh và mật ong nguyên chất
  • Giã nhuyễn nghệ tươi, cho thêm một chút nước cốt chanh
  • Trộn đều nghệ tươi với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da và giữ nguyên 20 phút
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch
  • Thực hiện 2 lần/ngày

3.3. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu chứa hàm lượng hoạt chất cao, rất an toàn và lành tính. Ví dụ, với thành phần cineol dồi dào, tinh dầu khuynh diệp có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt virus và chặn đứng sự tấn công của những tác nhân gây bệnh.

Trong khi đó, tinh dầu ô liu giàu vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, đây là nguyên liệu làm dịu – giữ ẩm – sát khuẩn làn da và ngăn ngừa viêm nhiễm vô cùng nổi tiếng. Tinh dầu hoa cúc giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, khôi phục chức năng của các vị trí tổn thương cũng như khắc phục những cơn ngứa rát.

Cách thực hiện

  • Pha loãng vài giọt tinh dầu trong một chút dầu nền (chẳng hạn dầu dừa)
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Thấm ướt dung dịch trên bằng một miếng bông gòn
  • Nhẹ nhàng thoa bông gòn lên da và giữ nguyên 20 phút
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày

3.4. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng cây xấu hổ

Với đặc tính kháng viêm, tiêu độc, cây xấu hổ có công dụng hút mủ và se khô sang thương. Đặc biệt, hoạt chất alcaloid từ loài thảo mộc này có thể gây tê nhẹ ở khu vực cần điều trị, từ đó đẩy lùi cảm giác đau rát trên bề mặt da.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng lớn lá xấu hổ tươi
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu trong nước muối pha loãng
  • Giã nhuyễn vị thuốc
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng đắp thuốc lên da, cố định bằng băng gạc và giữ nguyên khoảng 30 phút
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch
  • Áp dụng 3 – 4 lần/ngày

3.5. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng lá sung

Lá sung có công dụng sát khuẩn, giảm đau, làm lành vết thương, rất thích hợp để chữa bệnh giời leo.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 7 – 10 lá sung (bạn có thể linh hoạt gia giảm số lượng tùy theo diện tích vùng da tổn thương)
  • Rửa sạch lá sung trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Giã nhuyễn nguyên liệu
  • Cho 1 muỗng cà phê giấm nuôi vào phần lá sung vừa giã
  • Lọc lấy tinh chất, bỏ bã
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng bôi dung dịch lên vị trí tổn thương và giữ nguyên trong vòng 30 phút
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch

3.6. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng đậu xanh

Đậu xanh giúp tiêu thử trừ phiền, phòng chống lở loét – viêm nhiễm và bồi bổ cơ thể. Đây là một vị thuốc dân gian chữa bệnh giời leo phổ biến và quen thuộc. Hỗn hợp đậu xanh và nước gạo có thể giảm sưng, tiêu độc, giải nhiệt và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng đậu xanh vừa đủ
  • Rửa sạch đậu xanh, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn đậu xanh
  • Thêm vào một ít nước gạo
  • Trộn đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sệt mịn
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng đắp hỗn hợp lên vùng da tổn thương và giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch

3.7. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng rau sam

Rau sam có khả năng giảm đau, chống rát, trung hòa nồng độ pH dưới da và rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm rau sam tươi (bạn có thể linh hoạt gia giảm số lượng tùy theo diện tích vùng da tổn thương)
  • Rửa sạch và giã nhuyễn thảo dược
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng đắp vị thuốc lên vùng da tổn thương và giữ nguyên 2 tiếng
  • Rửa lại vùng da bằng nước sạch
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

4. Lưu ý khi chữa bệnh giời leo bằng dân gian tại nhà

Những cách trị bệnh giời leo dân gian chỉ thích hợp cho những người bị nhẹ, mụn nước chưa vỡ và tổn thương chỉ khu trú trên một vùng da nhỏ. Một số phương pháp vẫn chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả mà chỉ được áp dụng theo công thức truyền miệng. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tham vấn và có sự đồng ý của bác sĩ mới nên áp dụng.

Ngoài ra, nếu chỉ áp dụng mẹo dân gian thì bệnh sẽ rất lâu lành. Bạn cần chăm sóc da đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý để mau chóng đẩy lùi được bệnh. Về vấn đề này, hãy lưu ý:

  • Che chắn, bảo vệ tốt vùng da bị giời leo. Giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Khi tắm, tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc với xà bông hoặc kỳ cọ mạnh ở khu vực này.
  • Cố gắng kiềm chế cơn ngứa, tránh dùng tay hay các vật cứng để gãi. Mặc dù có thể thỏa cơn ngứa nhưng hành động này có thể gây tổn thương sâu trong da và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng khá cao.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ với người thân trong gia đình khiến virus gây bệnh lây lan cho người khác.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, C , kẽm, Lysin để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể và làm tăng tốc độ tái tạo tổn thương do giời leo gây ra. Cụ thể, bạn nên ăn chuối, bưởi, gan động vật, súp lơ xanh, rau bina, cá hồi…
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, socola, hay bột yến mạch, đồng thời kiêng uống bia rượu vì chúng có thể kích thích làm tăng cảm giác đau và ngứa rát trên da.
  • Nếu cách trị bệnh giời leo dân gian không thể khống chế được bệnh, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.