Ngáy

Ngáy là tiếng khàn hoặc rống xảy ra khi hơi thở bị ngăn trong lúc ngủ. Những âm thanh này do các mô ở đầu đường thở rung động và va chạm nhau gây ra

Triệu chứng

Có tiếng ồn trong lúc ngủ; Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày; Khó tập trung; Nhức đầu vào buổi sáng

Chẩn đoán

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh: chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc chụp cộng hưởng từ giúp kiểm tra cấu trúc của đường thở để tìm ra nguyên nhân gây ngáy, chẳng hạn như vách ngăn lệch;

Điều trị

Để điều trị ngáy, đầu tiên bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, tránh uống rượu gần giờ đi ngủ, điều trị viêm nghẹt mũi, ngủ đủ giấc và tránh nằm ngửa khi ngủ.

Tổng quan

Ngáy là bệnh gì?

Ngáy là tiếng khàn hoặc rống xảy ra khi hơi thở bị ngăn trong lúc ngủ. Những âm thanh này do các mô ở đầu đường thở rung động và va chạm nhau gây ra. Đôi khi, Ngáy là một triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra hàng đêm hoặc không liên tục.

Khi bệnh nặng, ngáy có thể gây thức giấc thường xuyên vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày. Bệnh cũng ảnh hưởng đến người ngủ xung quanh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngáy là gì?

Các triệu chứng phổ biến của ngáy bao gồm:

  • Có tiếng ồn trong lúc ngủ;

  • Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày;

  • Khó tập trung;

  • Nhức đầu vào buổi sáng;

  • Viêm họng;

  • Ngủ không yên;

  • Thở hổn hển hoặc nghẹt thở vào ban đêm;

  • Huyết áp cao;

  • Đau ngực vào ban đêm;

  • Ngáy quá quá lớn làm gián đoạn giấc ngủ của người bên cạnh;

  • Bạn thức dậy và bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển.

Ngáy thường liên quan đến tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (OSA). Không phải tất cả người ngủ ngáy đều mắc bệnh này, nhưng nếu ngáy đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào trên đây, bạn có thể đã mắc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nếu con bạn ngáy, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa. Trẻ em cũng có thể mắc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ do một số vấn đề về mũi và họng (chẳng hạn như sưng amidan), Béo phì thường gây thu hẹp đường thở, gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Ngáy - Ảnh minh họa 1

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ngáy?

Ngáy xảy ra khi không khí qua miệng và mũi bị che khuất bởi sự kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp mũi: một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Dị tật mũi như vách ngăn lệch (thay đổi cấu trúc trong vách ngăn cách hai lỗ) hoặc polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn;

  • Trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi: họng và cơ lưỡi có thể giãn quá mức, khiến lưỡi rơi trở lại vào đường thở. Tình trạng này có thể do giấc ngủ sâu, uống rượu hoặc sử dụng một số thuốc ngủ gây ra. Lão hóa cũng làm cơ này nới lỏng khi ngủ;

  • Mô họng quá lớn: thừa cân có thể gây làm mô họng quá lớn, gây ra ngáy. Ngoài ra, trẻ em bị viêm amidan và vòm họng lớn cũng thường ngáy;

  • Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài(mô treo ở phía sau miệng): có thể thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng. Các bộ phận này rung động và va chạm với nhau khiến đường thở bị tắc, gây ra ngáy;

  • Uống rượu: uống quá nhiều rượu trước khi ngủ cũng gây ra ngáy vì nó làm giãn các cơ bắp cổ họng và cơ chế tự nhiên chống tắc nghẽn đường thở;

  • Mất ngủ: không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến giãn cổ họng;

  • Vị trí ngủ: ngáy thường gặp nhất khi nằm ngửa do cổ họng làm hẹp đường thở;

  • Ngưng thở khi ngủ: ngáy cũng có thể liên quan với tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng này, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn đường thở, gây ngáy.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh ngáy?

Ngáy là tình trạng rất phổ biến và thường ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới . Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngáy?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Giới tính: đàn ông có nhiều khả năng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ so với nữ giới;

  • Thừa cân: những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị ngáy hoặc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ;

  • Đường thở hẹp: một số người có thể mắc dị tật hàm dài mềm hay amidan hoặc vòm họng lớn, làm thu hẹp đường thở và gây ra ngáy;

  • Uống rượu: rượu làm giãn các cơ cổ họng, tăng nguy cơ bị ngáy;

  • Vấn đề mũi: nếu bạn có khiếm khuyết cấu trúc trong đường thở, chẳng hạn như vách ngăn lệch hoặc mũi bị nghẽn mạn tính, nguy cơ bị ngáy là rất cao;

  • Bệnh sử gia đình: có người trong nhà hay ngáy hoặc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ngáy?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giảm cân: những người thừa cân sẽ có các mô phụ trong họng dẫn đến ngáy. Vì vậy, giảm cân có thể giúp giảm ngáy;

  • Ngủ nghiêng: nằm ngửa khiến lưỡi dễ rơi ngược vào cổ họng, làm hẹp đường thở và cản trở một phần không khí. Hãy thử ngủ nghiêng;

  • Nâng cao đầu giường khoảng 10 cm có thể giúp tư thế ngủ tốt hơn;

  • Sử dụng đồ dùng để nới rộng mũi bên ngoài: dải keo dính dùng cho sống mũi giúp tăng diện tích mũi, tăng cường hô hấp. Một đồ dùng khác để nới rộng mũi là dải keo làm cứng bên ngoài có thể giúp làm giảm kháng lực không khí, do đó bạn thở dễ dàng hơn. Những thiết bị này không có hiệu quả cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ;

  • Trị viêm xoang hay tắc nghẽn mũi: dị ứng hoặc vách ngăn lệch có thể hạn chế không khí qua mũi, điều này buộc bạn phải thở bằng miệng, làm tăng khả năng bị ngáy ngủ;

  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu và thuốc an thần: tránh uống đồ có cồn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ và cho bác sĩ biết về chứng ngáy trước khi dùng thuốc an thần. Các thuốc này và rượu làm ức chế hệ thần kinh trung ương, khiến các cơ giãn quá mức , bao gồm các mô trong cổ họng;

  • Bỏ hút thuốc lá: có thể làm giảm chứng ngáy cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác;

  • Ngủ đủ giấc: người lớn nên ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ phù hợp với từng trẻ. Trẻ mầm non nên ngủ 11 đến 12 tiếng một ngày, trẻ tiểu học (7 – 12 tuổi) cần ít nhất 10 tiếng để ngủ và thiếu niên cần phải ngủ từ 9 -10 giờ một ngày.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ngáy?

Bác sĩ có thể hỏi người thường hay ngủ cạnh bạn một số câu hỏi về tần suất và cường độ ngáy để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu con bạn ngáy, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ nghiêm trọng của chứng ngáy.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh: chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc chụp cộng hưởng từ giúp kiểm tra cấu trúc của đường thở để tìm ra nguyên nhân gây ngáy, chẳng hạn như vách ngăn lệch;

  • Nghiên cứu giấc ngủ: tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng khác, bác sĩ có thể tiến hành nghiên cứu giấc ngủ. Dựa vào tình trạng bệnh và triệu chứng, bạn có thể được nghiên cứu giấc ngủ ở nhà hoặc tại trung tâm ngủ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kết nối nhiều thiết bị khi bạn ngủ và quan sát qua đêm để ghi lại sóng não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, các giai đoạn giấc ngủ, chuyển động mắt và chân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ngáy?

Để điều trị ngáy, đầu tiên bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, tránh uống rượu gần giờ đi ngủ, điều trị viêm nghẹt mũi, ngủ đủ giấc và tránh nằm ngửa khi ngủ.

Đối với chứng ngáy do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thiết bị dùng trong miệng: gồm khuôn răng vừa vặn giúp nâng cao vị trí hàm, lưỡi và vòm miệng để giữ cho không khí đi qua. Nếu bạn chọn sử dụng thiết bị miệng, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nha khoa ít nhất sáu tháng một lần trong năm đầu tiên và sau đó ít nhất mỗi năm một lần để chắc chắn bạn phù hợp với thiết bị này và tình trạng sức khỏe không xấu đi;

  • Máy áp lực dương liên tục (CPAP): bạn cần phải đeo mặt nạ áp lực trên mũi khi ngủ. Mặt nạ gắn liền với máy bơm không khí nhỏ qua đường thở, giúp khí lưu thông liên tục;

  • Cấy vòm miệng: trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm sợi polyester vào vòm miệng, khiến nó cứng lại và làm giảm ngáy;

  • Phẫu thuật truyền thống: trong phẫu thuật uvulopalatopharyngoplasty (UPPP), bác sĩ sẽ gây mê và phẫu thuật thắt chặt, cắt ngắn những phần mô thừa từ cổ họng, tương tự như cắt nếp nhăn da nhưng là với họng;

  • Phẫu thuật laser: phương pháp uvulopalatopharyngoplasty có hỗ trợ laser (LAUPPP), phẫu thuật ngoại trú cho chứng ngáy, bác sĩ sử dụng chùm laser nhỏ vừa bàn tay cầm để rút ngắn vòm miệng, loại bỏ các mô thừa, làm thoáng đường thở và giảm độ rung. Bạn cần phẫu thuật nhiều lần để loại bỏ ngáy hoàn toàn;

  • Cắt bỏ mô bằng tần số sóng: trong điều trị này, bạn sẽ được gây tê cục bộ. Các bác sĩ sử dụng tín hiệu tần số vô tuyến cường độ thấp để thu nhỏ mô trong vòm miệng và giúp giảm ngáy. Tuy nhiên, hiệu quả của quy trình mới này cần phải nghiên cứu thêm. Nói chung, phương pháp này ít gây đau đớn hơn so với các loại phẫu thuật khác.