Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Aclovia là thuốc gì?, Công dụng, Tác dụng phụ, Liều lượng và Lưu ý khi dùng thuốc

17/09/2021
Aclovia là thuốc gì?, Công dụng, Tác dụng phụ, Liều lượng và Lưu ý khi dùng thuốc

Thuốc Aciclovir, còn được gọi là acyclovir, là một loại thuốc kháng virus. Chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị nhiễm virus herpes simplex, thủy đậu và bệnh zona.

1. Acyclovir là gì?

Thuốc Acyclovir là một trong số các loại thuốc kháng virus, nó có tác dụng làm chậm sự phát triển và lây lan của virus, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Thuốc Acyclovir được sử dụng trong điều trị các bệnh: thủy đậu, bệnh Zona thần kinh, herpes sinh dục, vết loét lạnh. Ngoài ra, thuốc Acyclovir còn được sử dụng với nhiều nhiều mục đích khác, tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

2. Công Dụng Của Aclovia

Acyclovir dạng kem được dùng để điều trị mụn rộp (mụn nước được gây ra bởi một loại virus tên là herpes simplex) ở vùng mặt hoặc quanh môi.

Thuốc mỡ Acyclovir được dùng để điều trị những mụn nước do Herpes sinh dục bị vỡ chảy dịch (nhiễm virus herpes gây lở loét hình thành xung quanh bộ phận sinh dục và trực tràng theo thời gian). Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị một số loại vết loét gây ra bởi virus herpes simplex ở những người có hệ miễn dịch yếu .

Acyclovir hoạt động bằng cách ngăn chặn sự lây lan của virus herpes trong cơ thể.

3. Liều Dùng Của Aclovia

3.1. Liều dùng thuốc acyclovir cho người lớn

3.1.1. Điều trị Herpes Simplex - niêm mạc/ hệ miễn dịch

Đường uống:

  • Trong giai đoạn đầu hoặc điều trị không liên tục: dùng liều 200mg/lần uống mỗi 4 giờ (5 lần/ngày) trong vòng 10 ngày đầu. Hoặc dùng liều 400mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Giai đoạn tái phát: sử dụng liều 200mg/lần x 5 lần/ngày trong 5 ngày hoặc dùng liều 400mg/lần x 3 lần/ngày trong 5 ngày. Hoặc dùng liều 800mg/lần, uống hai lần/ngày trong 5 ngày, hoặc dùng liều 800mg/lần x 3 lần/ngày trong 2 ngày.
  • Điều trị nhiễm orolabial HSV dùng liều 400mg/lần x 5 lần/ngày trong 5 ngày.
  • Đường tiêm tĩnh mạch:
  • Giai đoạn đầu nghiêm trọng: sử dụng liều 5 - 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 5 - 7 ngày.
  • Điều trị nên được bắt đầu khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm nhất của sự nhiễm trùng trong giai đoạn đầu hoặc tái phát.

3.1.2. Điều trị Herpes Simplex - niêm mạc trên người suy giảm miễn dịch

  • Đường uống: sử dụng liều 400mg/lần, các lần cách nhau 8 giờ trong 7 - 14 ngày.
  • Điều trị các đợt bùng phát sử dụng liều 200mg/lần uống mỗi 4 giờ một lần (5 lần/ngày) trong 5 - 10 ngày. Hoặc sử dụng liều 400mg/lần x 3 lần/ngày trong 5 - 10 ngày hoặc 7 - 14 ngày.
  • Đường tiêm tĩnh mạch: dùng liều 5mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 - 14 ngày.
  • Điều trị nhiễm Orolabial HSV cho bệnh nhân nhiễm HIV dùng liều 400mg/lần x 3 lần/ngày trong 7 - 14 ngày.

3.1.3. Điều trị cho bệnh nhân bị Herpes Simplex viêm não

  • Sử dụng liều 10 - 15 mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 - 21 ngày.

3.1.4. Điều trị cho bệnh nhân bị Herpes Simplex - ngăn chặn

  • Liệu pháp ức chế mạn tính:
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường: sử dụng liều 400mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV: sử dụng liều 200mg/lần x 3 lần/ngày hoặc liều 400mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV, herpes âm đạo: sử dụng liều từ 400 - 800mg/lần x 2-3 lần/ngày.

3.1.5. Điều trị zona thần kinh

  • Bệnh Zona thần kinh cấp tính:
  • Sử dụng liều 800mg/lần uống mỗi 4 giờ một lần (5 lần/ngày) trong 7 - 10 ngày.
  • Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng: dùng liều 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 - 14 ngày.
  • Tốt nhất nên bắt đầu điều trị trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi phát ban. Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc acyclovir có hiệu quả nhất khi bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên.
  • Zona thần kinh
  • Người bệnh bị zona thần kinh

3.1.6. Điều trị bệnh thủy đậu

  • Với bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường: sử dụng liều 800mg/lần x 4 lần/ngày trong 5 ngày.
  • Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: sử dụng liều 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 - 10 ngày hoặc cho đến khi không xuất hiện tổn thương mới trong 48 giờ. Sau khi bệnh nhân hết Sốt và không có bằng chứng liên quan đến nội tạng, có thể chuyển sang sử dụng đường uống với liều 800mg/lần x 4 lần/ngày.
  • Tốt nhất nên bắt đầu điều trị khi có các dấu hiệu sớm nhất của bệnh thủy đậu, không được muộn hơn 24 giờ sau khi phát ban.

3.2. Liều dùng thuốc acyclovir cho trẻ em

3.2.1. Trẻ em bị Herpes Simplex

  • Trẻ sơ sinh:

Dưới 3 tháng tuổi: sử dụng liều 10 - 20mg/kg cân nặng hoặc liều 500mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 - 21 ngày.

Một số bác sĩ đưa ra lời khuyên sử dụng liều 10mg/kg mỗi 12 giờ cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

3.2.2. Trẻ em bị Herpes Simplex - niêm mạc/miễn dịch chủ

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi.

  • Giai đoạn ban đầu: sử dụng liều 10 - 20mg/kg cân nặng theo đường uống x 4 lần/ngày hoặc 8 - 16mg/kg cân nặng uống 5 lần/ngày trong 7 - 10 ngày.
  • Các bác sĩ khuyến cáo nên uống với liều 40 - 80 mg/kg/ngày chia thành 3 - 4 lần/ngày trong 5 ngày.
  • Liều tối đa là 1g/ngày.

Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, hoặc trên 40kg sử dụng liều giống người lớn trong giai đoạn ban đầu, giai đoạn ban đầu nặng và giai đoạn tái phát.

Dùng thuốc acyclovir cho trẻ em cần đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

3.2.3. Trẻ em bị Herpes Simplex - niêm mạc/suy giảm miễn dịch

  • Đường uống: với liều 1g/ngày chia thành 3 - 5 lần/ngày trong 7 - 14 ngày.
  • Đường truyền tĩnh mạch:
  • Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: dùng liều 5 - 10mg/kg cân nặng hoặc 250 - 500mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 - 14 ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên hoặc cân nặng trên 40kg: sử dụng liều giống người lớn.

3.2.4. Trẻ em bị Herpes Simplex viêm não

  • Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: sử dụng liều 10 - 20 mg/kg cân nặng hoặc 500 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 - 21 ngày.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: dùng liều giống người lớn.

3.2.5. Trẻ em bị Herpes Simplex - ngăn chặn

  • Đường uống:
  • Trẻ dưới 12 tuổi: dùng liều 80 mg/kg/ngày chia uống 3 - 4 lần/ngày, tối đa không quá 1g/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên sử dụng liều giống người lớn.
  • Đường truyền tĩnh mạch: Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch sử dụng liều 5 mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 - 12 giờ hoặc 250 mg/m2 truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong giai đoạn nguy hiểm.

3.2.6. Trẻ bị Zona thần kinh

  • Đường uống:
  • Trẻ có hệ miễn dịch bình thường (12 tuổi trở lên): sử dụng liều 800 mg/lần uống 4 giờ một lần (5 lần/ngày) trong 5 - 10 ngày.
  • Trẻ bị nhiễm HIV dùng liều 20 mg/kg cân nặng, tối đa 800 mg/lần uống 4 lần/ngày trong 7 - 10 ngày.

Những thông tin trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ, cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định.

4. Tác Dụng Phụ Của Aclovia

Khi sử dụng thuốc Acyclovir bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ mới mức độ nghiêm trọng khác nhau dưới đây:

  • Trường hợp cấp cứu khi có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào dưới đây:
  • Phát ban
  • Khó thở
  • Bị sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng, nếu gặp phải bạn cần gọi cho bác sĩ ngày:
  • Bạn bị đau phía dưới lưng.
  • Bạn đi tiểu ít hơn bình thường hoặc có thể không tiểu được.
  • Bạn dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Bạn cảm thấy yếu bất thường.
  • Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể gặp như:
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Đau đầu, cảm giác mê sảng.
  • Bị phù bàn tay hoặc bàn chân.

5. Lưu Ý Của Aclovia

Thận trọng khi sử dụng

Trước khi dùng lưu ý gì

Cần báo với bác sĩ biết bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với bất cứ loại thuốc nào.

Chắc chắn đề cập tới các thuốc đang sử dụng như: thuốc kháng sinh chống nấm; thuốc kkháng sinh aminoglycoside như amikacin (amikin), gentamicin (garamycin), kanamycin (kantrex), neomycin (nes-rx, neo-fradin), paramomycin (humatin), streptomycin, và tobramycin (tobi, nebcin); thuốc điều trị nhiễm hiv hoặc aids như zidovudine; pentamidine; probenecid; sulfonamid như sulfamethoxazol và trimethoprim (bactrim); tacrolimus (prograf).

  • Trường hợp đăc biệt (mang thai, cho con bú…)

Bởi vì chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của acyclovoir dạng thuốc bôi trong thời gian này nên bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc

  • Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác

Thuốc Fosphenytoin; Phenytoin; Axit valproic có thể tương tác khi sử dụng chung với Acyclovir.

  • Các loại thực phẩm, đồ uống có thể tương tác

Nếu bác sĩ không yêu cầu gì thì bạn có thể ăn uống như bình thường.

  • Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc

Người bị mất nước, bệnh thận hoặc các vấn đề thần kinh ảnh hưởng khá lớn khi sử dụng thuốc.