Cách chăm sóc cho trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà như thế nào?

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy Cách chăm sóc cho trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà như thế nào?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải Tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.

2. Cách chăm sóc cho trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà như thế nào?

Đau mắt đỏ do virus có thể kéo dài từ một đến hai tuần mà không cần điều trị y tế. Bệnh sẽ tự thuyên giảm nhưng khả năng tái nhiễm rất cao nếu không tích cực phòng tránh cho trẻ.

Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, trẻ cần phải dùng kháng sinh đường uống hay tại chỗ với thuốc nhỏ mắt. Nếu đáp ứng tốt, các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, Viêm kết mạc do vi khuẩn cần được tuân thủ điều trị trong năm đến bảy ngày để tránh tái phát do đề kháng kháng sinh.

Cuối cùng, điều trị đau mắt đỏ do dị ứng thì tương tự như khi trẻ có tình trạng dị ứng nói chung. Thuốc chủ lực là thuốc kháng histamine thông qua đường uống hay thuốc nhỏ mắt giúp các triệu chứng Dị ứng mau thuyên giảm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần có các biện pháp chăm sóc đồng thời cho trẻ trong những ngày đau mắt đỏ, vừa giúp triệu chứng mau cải thiện, phòng chống bệnh quay trở lại, vừa giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe tổng quát.

Cách chăm sóc cho trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà như thế nào? - ảnh 1
Ngoài việc dùng thuốc, bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng việc ăn uống, vệ sinh mắt theo hướng dẫn cảu bác sĩ

4.1. Ngăn ngừa sự tái nhiễm

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn rất dễ lây lan. Sự nhiễm trùng có thể lặp lại khi trẻ tiếp xúc với người khác cũng đang bị nhiễm trùng mắt qua dịch tiết tại mắt hay giọt bắn khi ho, hắt hơi.

Chính vì thế, cha mẹ tránh để trẻ tiếp xúc gần với những người đang viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus, tránh dùng chung vật dụng hay chạm vào mặt hoặc mắt. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước, thường xuyên sử dụng chất chà tay có chứa cồn để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng, tuy nhiên không được để dây dính vào mắt.

4.2. Giữ vệ sinh cho mắt

Hầu hết mọi trẻ em đang bị đau mắt đỏ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cha mẹ vệ sinh mắt cho trẻ nếu trẻ chảy nước mắt hoặc dính dử mắt bằng một miếng gạc thấm nước ấm.

Để làm được điều này, cha mẹ dùng một miếng gạc hay một chiếc khăn sạch thấm ướt với nước, lâu sạch bên mắt không bệnh trước, lấy hết dử ghèn, sau đó chuyển sang mắt bị bệnh. Không làm chiều ngược lại để tránh lây lan cho mắt không bệnh. Tốt nhất là vứt bỏ khăn, gạc đã dùng, rửa sạch thau, chậu và rửa tay sạch sau khi vệ sinh mắt cho trẻ để tránh tái nhiễm.

Giữa các lần lau mắt bằng khăn, bạn cũng có thể làm sạch mắt cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Tương tự như việc lau mắt, nên có hai lọ nước muối riêng biệt cho mắt bệnh và mắt không bệnh.

4.3. Giảm sự lây lan của nhiễm trùng

Trẻ em bị đau mắt đỏ do virus có thể lây nhiễm cho người khác giống như trẻ em bị nhiễm virus cảm lạnh. Virus có thể lây lan qua người khác khi trẻ Ho hoặc hắt hơi.

Chính vì thế, trong thời gian này, trẻ nên được cách ly tại nhà. Hơn nữa, cha mẹ cần chuẩn bị các vật dụng cá nhân riêng biệt cho trẻ, để vừa tránh lây lan bệnh tật từ trẻ cho người khác hay đề phòng tái nhiễm cho trẻ từ người khác đang mắc bệnh.

Ngược lại với viêm kết mạc do tác nhân truyền nhiễm, trẻ bị viêm kết mạc dị ứng hoàn toàn không lây nhiễm nên không cần nghỉ học.

4.4. Sữa mẹ có thể chữa đau mắt đỏ?

Gần đây, một số phương tiện thông tin không chính thống lan truyền việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sẽ giúp chữa trị bệnh đau mắt đỏ vì cho rằng sữa mẹ có khả năng kháng khuẩn.

Đây là điều vô lý, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Sữa mẹ chỉ có lợi ích được dùng để cho trẻ bú mà không nên dùng dưới bất cứ hình thức nào khác. Thậm chí, sữa mẹ còn là một nguồn nhiễm trùng, khiến cho tình trạng viêm nhiễm mắt ở trẻ nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tốt nhất là các loại thuốc nhỏ mắt dùng cho trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh, nên cần có ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

4.5. Khi nào cần đưa con đi khám?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm kết mạc, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vài ngày sau đó. Mắt bớt đỏ, bớt chảy nước mắt, trẻ không còn bị Ngứa mắt, xốn mắt và có thể trở lại học tập, vui chơi như bình thường.

Tuy nhiên, trong những ngày chăm sóc con tại nhà, nếu thấy các triệu chứng dưới đây, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám sớm tại phòng khám chuyên khoa mắt:

  • Các triệu chứng không thuyên giảm trên 10 ngày
  • Thay đổi trong tầm nhìn
  • Đau mắt dữ dội
  • Nhạy cảm quá mức với ánh sáng
  • Sưng húp mí mắt

Các dấu hiệu trên có thể khiến nghi ngờ đến khả năng viêm kết mạc biến chứng. Lúc này, việc can thiệp y tế chuyên biệt là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt cho con bạn.

Tóm lại, viêm kết mạc là một bệnh lý đơn giản mà cha mẹ hoàn toàn có khả năng chăm sóc trẻ tại nhà nếu nắm vững các kiến thức trên đây. Trong đó, việc phòng tránh lây nhiễm là quan trọng nhất, góp phần bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nếu diễn tiến bệnh không thuận lợi, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được can thiệp kịp thời.

Đau mắt đỏ nói chung và đau mắt đỏ ở trẻ em nói riêng là căn bệnh dễ lây lan. Khi bị bệnh, tốt nhất cha mẹ ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyện khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Phương Thuỷ

  • số 5 Xã Đàn, quận Đống Đa, TP Hà Nội
  • Mắt
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Trần Thị Kim Hoa

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nguyệt Minh

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CKII Nguyễn Hồ Việt Liên

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CK I Nguyễn Minh Tân

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ