Đau mắt đỏ là gì? Lây lan qua đường nào? Cách phòng ngừa như thế nào?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một bệnh rất dễ lây lan trong gia đình và cộng đồng. Chính vì thế, điều trị đau mắt đỏ vừa có mục đích cải thiện triệu chứng, mau lành bệnh, vừa phòng tránh lây sang mắt bên lành cũng như lây sang người khác. Chỉ khi được như vậy, bệnh lý này sẽ không còn lại một vòng xoắn lẩn quẩn, bảo vệ cho những đôi mắt khỏe đẹp.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đau Mắt đỏ là gì?

Khi phần kết mạc trắng trong mắt của bạn được nhìn thấy chuyển sang màu đỏ hoặc hồng kèm theo cảm giác Ngứa ngáy, bạn có thể đã bị một tình trạng gọi là đau mắt đỏ.

Đây không phải là do kết mạc mắt gặp bất thường mà là do kết mạc bị viêm nhiễm. Kết mạc vốn là một lớp màng trong suốt, phủ phía trước mắt và cả hai mí mặt trên và dưới, vốn dĩ không quan sát thấy được. Chính vì thế, đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus hoặc cũng có thể là một biểu hiện trong phản ứng dị ứng.

Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus đều rất dễ lây lan và bạn có thể truyền bệnh cho người khác trong khoảng thời gian lên tới hai tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Trong khi đó, viêm kết mạc Dị ứng lại không phải là bệnh truyền nhiễm.

2. Đau mắt đỏ lây lan qua đường nào?

Nhiễm trùng trong đau mắt đỏ có thể truyền từ người này sang người khác theo cùng một cách lây nhiễm với các tác nhân là virus và vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh, thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi các triệu chứng thực sự xuất hiện, đối với Viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn là khoảng 24 đến 72 giờ.

Nếu bạn chạm vào một thứ gì đó có chứa mầm bệnh là virus hoặc vi khuẩn có ái tính với kết mạc mắt và sau đó chạm vào mắt, bạn có thể bị đau mắt đỏ. Hầu hết các vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt thông thường tới tám giờ, trong khi đó, một số loài có thể sống sót đến vài ngày. Ngược lại, phần lớn các virus có thể tồn tại rất lâu, trong một vài ngày hay thậm chí với một số loài kéo dài trong hai tháng trên một bề mặt thuận lợi.

Nhiễm trùng trong đau mắt đỏ có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc hôn. Ho và hắt hơi cũng có thể lây nhiễm qua các giọt bắn. Thậm chí, nếu một bên mắt của bạn mắc bệnh, bên còn lại vẫn còn lành nhưng rồi cũng sẽ bị nhiễm trùng tương tự.

Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị đau mắt đỏ cao hơn nếu bạn đeo kính áp tròng. Vì đây cũng là một con đường cho vi khuẩn có thể sống, phát triển và tăng sinh trên bề mặt kính cũng như trên cơ thể người.

Đau mắt đỏ là gì? Lây lan qua đường nào? Cách phòng ngừa như thế nào? - ảnh 1
Đau mắt đỏ có khả năng lấy từ người này sang người kia thông qua việc: ôm, hôn

3. Bị đau mắt đỏ cần phải cách ly bao lâu?

Đau mắt đỏ là bệnh Truyền nhiễm bắt đầu khi một trong các triệu chứng xuất hiện và tình trạng này vẫn sẽ kéo dài nếu người bệnh vẫn còn có chảy nước mắt và chảy mủ.

Vì vậy, nếu con bạn bị đau mắt đỏ, tốt nhất cha mẹ nên là giữ chúng ở nhà cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất, phòng tránh lây lan cho những trẻ đồng trang lứa. May mắn là hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là nhẹ với các triệu chứng thường thuyên giảm rõ rệt trong vòng một vài ngày.

Đối với người lớn, bạn có thể vẫn làm việc nhưng nên trong môi trường độc lập, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đồng thời, bạn cần có biện pháp bảo vệ kỹ lưỡng như đeo kính bảo hộ, che miệng khi Ho và hắt hơi, rửa tay kỹ sau khi chạm vào mắt... nhằm hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh hay cả các thành viên khác trong gia đình.

4. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ như thế nào?

Nguyên tắc phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất là hạn chế các con đường có thể gây lây nhiễm với người đang mắc bệnh, kể cả từ con của bạn.

Điều quan trọng nhất là bạn không nên chạm tay trực tiếp vào mắt. Trong đó, bạn nên có thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy tối thiểu 20 giây và tuân thủ đúng quy trình. Thời điểm rửa tay là sau khi làm vệ sinh cho mình hay cho con trẻ, có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như nhà vệ sinh, thùng rác, tay nắm cửa, bề mặt bàn ghế, sử dụng các vật dùng công cộng... Không những thế, thói quen này cần được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ nếu bé bắt đầu có ý thức hợp tác.

Ngoài ra, các cách khác cũng góp phần giúp ngăn ngừa đau mắt đỏ bao gồm:

  • Tránh dụi mắt
  • Sử dụng khăn cá nhân. Giặt giũ khăn mặt và khăn lau hàng ngày
  • Tránh dùng chung khăn và các dụng cụ chung với người khác như chén bát, ly uống nước...
  • Thay vỏ gối thường xuyên
  • Không dùng chung mỹ phẩm cho mắt. Nếu bạn bị nhiễm trùng mắt nghi ngờ từ các loại mỹ phẩm, hãy hủy bỏ chúng.
  • Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người khác dù có mắc bệnh đau mắt đỏ hay không
  • Tẩy trang sạch sẽ, nhất là vùng mắt trước khi đi ngủ
  • Ngừng dùng kính áp tròng trong thời gian đỏ mắt. Giữ kính áp tròng và hộp đựng sạch sẽ, vệ sinh hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ mắt.
  • Tránh tiếp xúc với khói (thuốc lá), khói hóa chất và các chất kích thích khác

Mặc dù hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường có diễn tiến nhẹ nhàng, tự thuyên giảm sau vài ngày, vì tính lây lan rất mạnh trong cộng đồng, mỗi người cần biết cách vệ sinh, bảo vệ đôi mắt cho chính mình khỏi các nguồn lây nhiễm. Khi mắc bệnh, cần chủ động cách ly bản thân, tránh để lây bệnh cho người khác.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, cdc.gov

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Phương Thuỷ

  • số 5 Xã Đàn, quận Đống Đa, TP Hà Nội
  • Mắt
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Trần Thị Kim Hoa

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nguyệt Minh

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CKII Nguyễn Hồ Việt Liên

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ

Bác sĩ CK I Nguyễn Minh Tân

  • Số 100 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Mắt
  • 210.000đ