Tên hoạt chất: Đồng
Tác giả: Tran Pham
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tác dụng
Tác dụng
Đồng dùng để làm gì?
Đồng là một loại khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là ở thịt, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc, cám, lúa mì, và các sản phẩm ca cao. Trong cơ thể người, đồng được lưu trữ trong xương và cơ bắp. Ngoài ra, gan có khả năng điều tiết lượng đồng có trong máu.
Đồng được dùng để điều trị thiếu đồng và thiếu máu. Dù vậy, hiếm khi có trường hợp thiếu đồng trong cơ thể. Tuy nhiên, thiếu đồng có thể xảy ra ở những người hấp thu quá nhiều kẽm từ chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung thêm kẽm, những người có phẫu thuật đường ruột hoặc được cho ăn qua ống cho ăn. Trẻ bị Suy dinh dưỡng cũng có thể thiếu đồng.
Đồng được dùng để kích thích làm lành vết thương cũng như điều trị thoái hóa khớp và loãng xương.
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các đối tượng cần bổ sung đồng trong cơ thể mà lượng đồng cần thiết cung cấp qua bữa ăn đã đủ.
Cơ chế hoạt động của đồng là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy hầu hết không cần bổ sung đồng mà chỉ cần ăn uống hợp lý đầy đủ chất là đủ. Trong một số trường hợp hiếm bị thiếu đồng sẽ gây ra bệnh về máu hoặc bệnh thần kinh, bệnh Menkes, bệnh Wilson và ung thư.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của đồng là gì?
Cơ thể người chỉ cần một lượng rất ít đồng, khoảng 900 mcg/ngày.
Liều dùng của đồng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đồng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của đồng là gì?
Đồng có những dạng bào chế như:
Thuốc viên;
Thuốc nang.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đồng?
Đồng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây hại cho đường tiêu hóa và gan.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Cảnh báo
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng đồng bạn nên biết những gì?
Lưu trữ đồng ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Những quy định cho đồng ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đồng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của đồng như thế nào?
Không nên dùng đồng với liều lượng cao ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hoặc người mắc chứng thẩm tách máu hay bệnh Wilson.
Ngoài ra, những người có chứng bệnh di truyền, bao gồm nhiễm độc đồng nguyên phát và xơ gan ở trẻ em có thể làm cho bệnh nặng hơn nếu dùng nhiều đồng.
Đồng có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đồng.
Nguồn tham khảo
Đồng, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-902-copper.aspx?acti