Tên gọi khác: Viêm mũi họng, Sổ mũi cấp
Triệu chứng
Sổ mũi, đau họng, ho. Ho có đờm trắng. Sốt nhẹ. Nhức mỏi cơ, nhức đầu ở nhiều mức độ.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang phổi để loại trừ nguyên nhân viêm phổi.
Các xét nghiệm khác để loại trừ cúm có thể được thực hiện. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị
Điều trị bao gồm: Thuốc hạ sốt (Acetaminophen, Ibuprofen) Thuốc kháng Histamin nếu chảy nước mũi quá nhiều, bổ sung nước và chất điện giải. Hiện không có vắc-xin cho cảm lạnh thông thường.
Nguyên nhân
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh (còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp), là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.
Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh; các chủng rhino virus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra.
Phòng ngừa
Loại virus này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.Các virus cảm lạnh thường truyền qua đường không khí, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc vật nhiễm khuẫn. Các virus tồn tại lâu dài trong môi trường, sau đó có thể lây qua tay con người khi tiếp xúc với vật bẩn, rồi lên mắt mũi khi tay tiếp xúc, nơi mà nhiễm trùng thường xảy ra, do hệ miễn dịch vùng này yếu và thường ít được vệ sinh.Sau đó nó sẽ lây sang những người tiếp xúc lâu dài với người bệnh đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Không có bằng chứng cho thấy virus gây cảm lạnh lây qua đường không khí nhưng những người tiếp xúc với người bệnh lâu dài qua đường không khí có khả năng mắc bệnh rất cao.
Điều trị
Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C, tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết.
Phải mặc ấm, đội mũ, đi găng tay, tất chân để chống rét. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.
Ăn uống no và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu... để giữ ấm cơ thể.