1. Viêm phế quản cấp là bệnh gì?
Viêm phế quản cấp là tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi. Bệnh còn được gọi là Cảm lạnh ngực. Có hai dạng viêm phế quản cấp:
Viêm phế quản cấp tính: bệnh thường được cải thiện trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể tiếp tục kéo dài tới cả tuần.
Viêm phế quản mãn tính: bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần và là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease– COPD).
2. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
3. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh gì?
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản. Vì vậy, nhiễm trùng đường hô hấp trên là Tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan của đường hô hấp trên. Đây là bệnh phổ biến hay gặp hơn so với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
4. Thông tin thuốc Midantin
4.1. Tác dụng của thuốc Midantin® là gì?
Thuốc Midantin® có thành phần chính là Amoxicillin và axit clavulanic (loại thuốc kết hợp kháng sinh penicillin được sử dụng để điều trị đại trà các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn), do đó thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn như:
Nhiễm khuẩn đường Hô hấp trên như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới như Viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi thùy, viêm phế quản – phổi.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm như mụn nhọt, áp xe, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn vết thương.
Nhiễm khuẩn xương và khớp như viêm tủy xương.
Nhiễm khuẩn răng như áp xe ổ răng.
Các nhiễm khuẩn khác như sẩy – Phá thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
4.2. Liều dùng thuốc Midantin®
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Midantin® cho người lớn như thế nào?
- Bạn dùng 80mg/kg/ngày, uống 3 lần/ngày. Liều tối đa là 3g/ngày.
Liều dùng thuốc Midantin® cho trẻ em như thế nào?
- Trẻ em trên 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng như liều người lớn.
4.3. Tác dụng phụ của thuốc Midantin®
Khi dùng thuốc Midantin®, bạn có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, da tái hoặc vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, Ngứa ran, tê, đau, suy Nhược cơ nặng, bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da, Dị ứng da nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau dạ dày, phát ban da, nhiễm nấm âm đạo (ngứa hoặc tiết dịch).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.