Benzoyl peroxide là thuốc gì?, Công dụng, Tác dụng phụ, Liều lượng và Lưu ý khi dùng

Benzoyl peroxide được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da khác nhau, bao gồm gel, kem và sữa rửa mặt. Vậy Benzoyl peroxide là thuốc gì?, Công dụng, Tác dụng phụ, Liều lượng và Lưu ý khi dùng
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Benzoyl Peroxide là gì?

Benzoyl peroxide là một chất diệt khuẩn, có nghĩa là benzoyl peroxide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Khi bôi thuốc lên da, benzoyl peroxide hoạt động chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes là vi khuẩn có liên quan đến việc gây ra mụn trứng cá.

Không giống như các phương pháp điều trị kháng sinh tại chỗ cho mụn trứng cá, như clindamycin. Thì benzoyl peroxide không dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Đây là lý do tại sao nên điều trị mụn bằng Benzoyl.

Mọi người đều có thể tìm thấy benzoyl peroxide trong các phương pháp điều trị tại chỗ không kê đơn hoặc ở nồng độ thấp hơn trong các sản phẩm tẩy rửa trên da thông thường, chẳng hạn như sữa rửa mặt và sữa tắm toàn thân.

Hơn nữa, benzoyl peroxide cũng có tính năng như một loại chất tẩy trắng. Các sản phẩm tẩy trắng tóc và làm trắng răng có thể chứa Benzoyl peroxide ở nồng độ cao hơn.

Ngoài ra, một số sản phẩm kết hợp benzoyl peroxide với các thành phần khác, có thể làm cho thành phần này hiệu quả hơn trong việc điều trị một số loại mụn. Một số sản phẩm benzoyl peroxide không kê đơn cũng có thể chứa kali hydroxyquinoline sulfate, có thể tiêu diệt vi sinh vật trên da trong khi các sản phẩm benzoyl peroxide khác chỉ được kê đơn và có thể chứa kháng sinh hoặc retinoids.

2. Công dụng điều trị thuốc Benzoyle peroxyde 

Benzoyle peroxyde là thuốc kháng khuẩn có tác dụng trên vi khuẩn Propionibacterium acnes. Thuốc chuyên được chỉ định để điều trị mụn từ mức độ nhẹ tới mức độ trung bình. Đặc biệt để điều trị Mụn trứng cá ở thanh thiếu niên người có da dễ bị tổn thương. Khi bôi lên da, benzoyl peroxide giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn và làm cho Da khô tróc đi lớp sừng.

3. Benzoyle peroxyde co những dạng và hàm lượng như thế nào?

  • Acnecide Gel 10%, 5%.
  • Benzac AC Gel: 10%, 5%, 2,5%.
  • Cuctanyl Gel: 10%, 5%, 2,5%.

Bạn có thể nhận thấy các sản phẩm Benzoyl Peroxide trên thị trường sẽ có nồng độ từ 2,5%; 5% và 10%. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ 2,5% và 5% hoạt động cũng hiệu quả như 10%, tuy nhiên lại ít gây ra phản ứng phụ, ít kích ứng và hạn chế tối đa tổn thương da hơn.

Việc chọn nồng độ cho của thành phần này phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng mụn trên da của bạn. Cụ thể như trong những sản phẩm của dòng trị mụn Clear – Paula’s Choice, chúng tôi chia ra loại 5% dành cho mụn nặng (mụn viêm, mụn bọc, mụn trứng cá...) và loại 2,5% dành cho mụn nhẹ ( mụn đầu đen, mụn đầu trắng....). Ngoài ra, khi mới sử dụng, bạn nên chọn dạng loition hoặc dạng gel, vì gel hay lotion thường dễ thẩm thấu sâu vào da, nhưng lại không làm bít tắc lỗ chân lông.

4. Liều dùng thuốc Benzoyle peroxyde

Liều dùng thuốc với người lớn

  • Với thuốc bôi: Thuốc bôi trực tiếp lên da, vùng chịu ảnh hưởng của mụn bôi càng mỏng càng tốt nhớ tránh xa mắt, môi và giác mạc.
  • Với dung dịch làm sạch: Rửa sạch khu vực bị hư tổn một tới hai lần cho một ngày. Khi da ướt masage nhẹ nhàng rồi rửa sạch và lau khô.
  • Với sữa rửa mặt: Lắc đều trước khi dùng, rửa sạch vùng mặt một lần trên một ngày cho tuần đầu tiên. Tần suất có thể tăng lên theo chiều hướng cải thiện của vùng tổn thương.

Liều dùng benzoyl peroxide cho trẻ em

  • Với trẻ 12 tuổi trở lên có thể bôi thuốc trực tiếp vào vùng da bị ảnh hưởng một tới hai lần trên ngày nên bôi mỏng, tránh xa vùng mắt, môi và niêm mạc.
  • Đối với dung dịch làm sạch thì cũng tương tự như người lớn rửa sạch vùng bị ảnh hưởng với dung dịch ngày một lần để da ẩm masage rồi rửa sạch và lau khô lại.
  • Với trẻ dưới 12 tuổi hiện vẫn chưa có nghiên cứu về công dụng hay liều dùng của thuốc trên trẻ do vậy hạn chế sử dụng cho đối tượng này. Nếu trong trường hợp bắt buộc dùng cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

5. Chống chỉ định thuốc Benzoyle peroxyde trong trường hợp nào?

Tuyệt đối không sử dụng thuốc với các trường hợp người bệnh hiện đang có những tình trạng sức khỏe sau:

  • Không dùng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với peroxyde (nước oxy già...).
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

6. Thuốc Benzoyle peroxyde có những tác dụng phụ gì?

Một số tác dụng phụ của thuốc Benzoyl peroxide có thể gây ra trong quá trình sử dụng như:

  • Có thể gây sưng mắt, giác mạc, môi hay lưỡi.
  • Khó thở, Ngất xỉu.
  • Gây cảm giác thắt chặt trong cổ họng.
  • Phát ban, Ngứa ngáy, nổi mề đay.
  • Kích thích da, nóng da, bong tróc, đóng vảy, ngứa, tấy đỏ, hoặc sưng.

Trên đây không phải toàn bộ những tác dụng phụ của thuốc, nên trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ vấn đề gì ảnh hưởng tới sức khỏe ngưng dùng thuốc liên hệ bác sĩ hay tới cơ sở y tế gần nhà để được hỗ trợ một cách tốt nhất và kịp thời.

7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Benzoyle peroxyde 

Lúc đầu khi sử dụng thuốc có thể có cảm giác hơi bị kích ứng điều này không phải do thuốc không dung nạp hay da bạn Dị ứng mà do độ nhạy cảm của da. Ðể giảm đến mức tối thiểu hiện tượng bị kích ứng bạn có thể lưu ý các vấn đề sau:

  • Không sử dụng thuốc nếu những lần dùng trước da đã bị kích ứng
  • Tránh phơi nắng vùng da đang điều trị, sau nếu phơi nắng cần sử dụng kem chống nắng.
  • Không nên dùng đồng thời nhiều loại thuốc bôi tại vùng da đang điều trị với tác dụng tiêu sừng hay tẩy màu.
  • Thận trọng khi dùng thuốc với những vùng da nhạy cảm như cổ, ngực, quanh mắt, quanh miệng...
  • Nên vệ sinh vùng da điều trị 1-2 lần ngày bằng dung dịch chuyên biệt cho da không chứa cồn.
  • Nếu vô ý bôi thuốc lên niêm mạc (mắt, miệng, lỗ mũi) hay mí mắt, cần rửa sạch với nhiều nước.
  • Không bôi thuốc lên vết thương chảy máu hay da bị tổn thương.

8. Benzoyl peroxide có thể tương tác với thuốc nào?

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.

 
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung