Mục lục:

Chăm sóc cho làn da dễ bị mụn trứng cá

Sở hữu làn da dễ bị mụn trứng cá sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày. Để chăm sóc và hạn chế mụn trứng cá đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Mỗi lỗ chân lông đều có một tuyến bã nhờn có tác dụng tiết ra chất nhờn hay còn được gọi là bã nhờn có tác dụng giữ cho làm da được ẩm và mềm mại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kích thích làm cho tuyến bã nhờn sản xuất quá mức gây ra tình trạng dư thừa bã nhờn. Bã nhờn là một chất kết dính có thể kết hợp với tế bào chết trên da làm tắc nghẽn nang lông và lỗ chân lông. Khi tình trạng này xảy ra sẽ gây viêm và hình thành mụn nhọt.

Lỗ chân lông bị tắc mà không bị viêm được gọi là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào việc lỗ chân lông có mở ra trên bề mặt da hay không.

Mụn trứng cá thường phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Bởi vì, ở độ tuổi này có sự thay đổi lớn trong sự phát triển đặc biệt là hormone. Khi đó, cơ thể bắt đầu sản xuất Testosterone và nó sẽ tác động trực tiếp kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây ra tình trạng dư thừa bã nhờn.

Hoặc do yếu tố di truyền cũng gây ra tình trạng này. Nếu một trong hai bố mẹ hoặc cả hai bị mụn trứng cá, thì điều đó có nghĩa là con của họ sẽ có nguy cơ cao bị mụn trứng cá. Hoặc tình trạng căng thẳng stress, khi đó cơ thể tăng mức độ cortisol đồng thời sẽ kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dầu nhiều hơn.

Một số loại Mụn trứng cá phổ biến và gây tổn thương cho da bao gồm:

  • Mụn đầu đen là loại mụn không viêm. Mụn được hình thành do sự tắc nghẽn của nang và lỗ chân lông tạo ra những vết sẫm màu trên bề mặt da.
  • Mụn đầu trắng là những nang bị tắc được bao phủ bởi một lớp da mỏng xuất hiện dưới dạng mụn hoặc đốm trắng.
  • Sẩn là những tổn thương viêm có thể xuất hiện với màu đỏ và nó rất nhạy cảm đồng thời gây ra tình trạng đau đớn cho da mặt.
  • Mụn mủ là những tổn thương viêm thường có mủ. Nó có thể xuất hiện với màu trắng hoặc màu vàng.
  • Hạch là một dạng tổn thương nghiêm trọng phát triển dưới da và không có mủ
  • U nang bị viêm nặng và có mủ. Trong trường hợp này cần phải được điều trị y tế.
Chăm sóc cho làn da dễ bị mụn trứng cá - ảnh 1
Mụn trứng cá

2. Cách chăm sóc da mụn trứng cá

Da dầu thường có lượng bã nhờn được sản xuất quá mức và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đó là nguyên nhân khiến cho da dầu nhiều mụn. Vì thế, bạn có da dầu bị nhiều mụn thì phải làm sao? luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Bởi vì, mụn trứng cá là bệnh không nghiêm trọng nhưng nó gây cho người bệnh có cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Cho nên, Để giảm mụn trứng cá và tác hại của nó đối với làn da, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

2.1. Sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho mụn trứng cá

Những sản phẩm sữa rửa mặt dành cho da dễ bị mụn trứng cá thường có chứa các thành phần như acid salicylic, Benzoyl peroxide có tác dụng giúp làm sạch vết loét của mụn trứng cá.

Trong quá trình làm sạch da, bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng. Bởi vì, những Chấn thương của nốt mụn có thể làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra sẹo.

Khi rửa mặt, bạn nên sử dụng tay đã được vệ sinh sạch sẽ và không nên sử dụng các dụng cụ hay vật liệu để chà xát có thể gây ra vết loét mụn trứng cá gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho da mặt.

2.2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Trong trường hợp cần phải giữ ẩm cho da, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không gây mụn, và cũng không làm nặng thêm mụn trứng cá.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm không chứa dầu nhưng lại có chứa chất chống vi khuẩn nên nó có thể phù hợp với những da dễ bị mụn trứng cá. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào trong đó có kem dưỡng ẩm, bạn cần phải đọc kỹ thành phần các chất chứa trong đó, đồng thời gặp bác sĩ Da liễu hoặc chuyên gia để tư vấn các vấn đề liên quan đến da cũng như lựa chọn sản phẩm phù hợp cho loại da cụ thể.

2.3. Hạn chế trang điểm

Trang điểm đậm hoặc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là rào cản không cho mồ hôi thoát ra khỏi về mặt da và dẫn đến lỗ chân lông bị tắc. Các mảnh vụn và vi khuẩn bị mắc kẹt sẽ gây ra mụn trứng cá.

2.4. Sử dụng kem chống nắng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông

Điều kiện sử dụng kem chống nắng là chỉ số SPF là bắt buộc, nhưng trong một số sản phẩm kem chống nắng nó có thể kích ứng cho mụn phát triển. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng dành riêng cho da bị mụn để vẫn có thể bảo vệ da với chỉ số SPF mà không phải lo lắng về lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Chăm sóc cho làn da dễ bị mụn trứng cá - ảnh 2
Một số loại kem chống nắng có thể kích thích mụn phát triển

2.5. Điều chỉnh chế độ ăn

Bất kỳ thực phẩm nào cũng có khả năng gây tăng đột biến Insulin là yếu tố dẫn đến viêm và bùng phát mụn. Các nghiên cứu chứng minh rằng rau lá xanh, trái cây hay các loại quả có chất chống oxy hóa cao có tác dụng cải thiện chất lượng da đặc biệt những người bị mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, những đối tượng này nên hạn chế một số sản phẩm chẳng hạn như sữa. Bởi vì sản phẩm này có thể chứa hormone và kháng sinh có khả năng làm trầm trọng thêm mụn trứng cá.

2.6. Uống nhiều nước

Uống nước giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Không những thế, khi cơ thể được cung cấp đủ lượng nước thì da sẽ được làm sạch và hạn chế mụn. Tuy nhiên, những người dễ bị mụn không nên uống các loại nước có chứa đường như soda, cà phê.

2.7. Thường xuyên thay vỏ gối

Tấm trải giường và vỏ gối không được làm sạch thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm chéo gây nổi mụn trên da. Mục đích của việc thay ga giường và vỏ gối thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ ảnh hưởng đến làn da, đặc biệt là da mặt.

2.8. Thường xuyên vệ sinh màn hình điện thoại

Màn hình điện thoại là môi trường tốt cho vi khuẩn trú ngụ. Không những vậy, nó luôn được áp gần mặt khi sử dụng nên nó có thể là nguyên nhân dễ gây mụn cho mặt. Vì vậy, hãy lau màn hình điện thoại hàng ngày bằng cồn để loại bỏ nguy cơ gây mụn cho da mặt.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung