Ngất

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua, khi ngất, người bệnh không có khả năng duy trì tư thế

Triệu chứng

Triệu chứng Ngất là Trước khi ngất, người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc choáng váng (70% trường hợp), yếu, toát mồ hôi, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nhìn mờ, xanh xao hoặc có dị cảm

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị Ngất là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Tổng quan

Ngất hay Ngất xỉu là bệnh gì?

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua, khi ngất, người bệnh không có khả năng duy trì tư thế. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây ngất là lành tính, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.

Triệu chứng

Triệu chứng Ngất là Trước khi ngất, người bệnh có thể bị Chóng mặt hoặc choáng váng (70% trường hợp), yếu, toát mồ hôi, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nhìn mờ, xanh xao hoặc có dị cảm. Một số triệu chứng bất thường cần đặc biệt chú ý: ngất khi gắng sức, đau ngực, khó thở, đau lưng, đánh trống ngực, nhức đầu nặng, triệu chứng thần kinh khu trú, nhìn đôi, mất điều hòa hoặc loạn vận ngôn.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).

  • Xét nghiệm Glucose huyết thanh, điện giải trong huyết thanh.

  • Xét nghiệm men tim, xét nghiệm đo lượng Creatine phosphokinase (CPK).

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Chụp X quang ngực; chụp cắt lớp vi tính (CT) đầu, ngực, bụng; chụp cộng hưởng từ (MRI) Não và cộng hưởng từ động mạch (MRA).

  • Chụp thông khí tưới máu phổi (V/Q scan), siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG).

  • Nghiệm pháp bàn nghiêng (head-up tilt table test)

  • Xét nghiệm mức độ căng thẳng tim.

Điều trị

Điều trị Ngất là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Ngất - Ảnh minh họa 1
Ngất - Ảnh minh họa 2
Ngất - Ảnh minh họa 3
Ngất - Ảnh minh họa 4
Ngất - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua và có thể tự hết. Ngất thường khởi phát nhanh, tiếp theo là phục hồi hoàn toàn và hay lặp lại. Đây là một triệu chứng rất hay gặp và nguyên nhân của nó rất đa dạng. Việc hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế và cách xử trí là hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người vì nếu không được xử trí đúng thì từ triệu chứng mất ý thức thoáng qua, ngất rất có thể đe dọa đến tính mạng.

Cơ chế chính của ngất là thiếu máu não tạm thời do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi não hết thiếu máu, các triệu chứng sẽ mất hẳn, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn. Người khoẻ mạnh thường có cung lượng máu não từ 50-60ml/100g tổ chức/phút, tương đương với 12-15% cung lượng tim khi nghỉ. Cung lượng này đủ đảm bảo cho lượng oxy tối thiểu để duy trì ý thức là khoảng 3-3,5ml oxy/100g tổ chức/phút.

Tuy nhiên, ở người lớn tuổi hoặc ở những bệnh nhân bị một số bệnh lý, khả năng đảm bảo oxy cho não bị hạn chế nhiều. Cung lượng máu não ngừng đột ngột từ 6-8 giây là đủ để gây ra tình trạng mất ý thức hoàn toàn. Người ta cũng thấy chỉ cần giảm 20% lượng oxy cung cấp cho não cũng đủ gây ra mất ý thức.

Phòng ngừa

Nguyên nhân gây ngất được chia làm 4 nhóm chính: do mạch, do tim, do thần kinh, mạch máu não và do chuyển hóa hỗn hợp.

Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân ngất nên rất khó hình thành một tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất và đó cũng là một thách thức cho các thầy thuốc lâm sàng.

Ở người trẻ, lưu lượng máu não khoảng 50-60ml máu cho 100g mô não trong 1 phút, chiếm khoảng 12-15% lưu lượng tim lúc nghỉ và luôn được điều hòa ổn định. Đó cũng là nhu cầu oxy tối thiểu cần thiết để duy trì ý thức (khoảng 3-3,5ml oxy/100g mô/phút). Ở người lớn tuổi hoặc mắc các bệnh khác, việc cung cấp oxy cho não có thể kém hơn. Áp lực tưới máu não phụ thuộc chủ yếu vào huyết áp động mạch. Do vậy, bất kỳ yếu tố nào làm giảm huyết áp động mạch như giảm cung lượng tim hay giảm sức cản động mạch ngoại vi đều làm giảm áp lực tưới máu não.

Yếu tố sinh lý quyết định cung lượng tim là sự đổ đầy máu trong tĩnh mạch và phụ thuộc vào ứ máu quá mức ở các bộ phận khác nhau của cơ thể; giảm thể tích máu quá nhiều như trong mất máu, mất nước...; nhịp tim quá chậm hay quá nhanh hoặc trong các bệnh lý van tim nặng.

Liên quan tới sức cản mạch máu ngoại vi có thể do việc sử dụng các thuốc giãn mạch quá mức; sự giãn mạch quá mức trong môi trường nóng; giảm sức cản mạch quá nhiều khi đứng; tăng sức cản của mạch máu não một cách bất thường; trong môi trường có nồng độ khí cacbonic quá thấp.

Ngừng đột ngột dòng máu não từ 6-8 giây có thể gây ra mất ý thức hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy nếu giảm huyết áp tâm thu xuống tới 60mmHg có thể gây ra ngất. Tuy nhiên, tính toàn vẹn của các cơ chế kiểm soát là rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho não, bao gồm:

  • Khả năng tự điều hòa của mạch máu não cho phép duy trì dòng máu lên não luôn ổn định cho dù có những thay đổi của áp lực tưới máu não.

  • Cơ chế điều hòa hóa học và chuyển hóa tại chỗ cho phép mạch máu não giãn ra khi có giảm oxy hoặc tăng khí cacbonic.

  • Bộ phận nhận cảm áp lực ở động mạch giúp điều chỉnh nhịp tim, sức co bóp của cơ tim và sức cản mạch máu ngoại vi để duy trì huyết áp động mạch và sự cung cấp máu cho não luôn ổn định.

  • Điều hòa thể tích máu có vai trò của một số hormone và tuyến nội tiết ở thận giúp duy trì thể tích tuần hoàn.

Suy yếu tạm thời các cơ chế bảo vệ này do một số yếu tố như dùng thuốc giãn mạch quá liều, xuất huyết nặng gây mất máu nhiều làm giảm huyết áp, cơ thể không tự điều hòa được có thể gây ra ngất.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm suy yếu các cơ chế trên là tuổi cao và một số bệnh lý (tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường).

Điều trị

Nếu cơn ngất xảy đến bất ngờ thì bạn khó có thể tránh được nó, nhưng trong nhiều trường hợp, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách làm theo những cách đơn giản dưới đây:

Uống nước trái cây

Điều quan trọng nhất là giữ cho lượng đường trong máu và nồng độ muối cao. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt, hãy uống một ly nước trái cây và ăn một ít bánh quy mặn, thậm chí có thể kết hợp ăn cả hai thứ  cùng lúc.

Giữ cho cơ thể mát mẻ

Nên mang mũ chống nắng, chai nước và ít đồ ăn nhẹ nếu phải đi ra ngoài vào lúc thời tiết nóng bức. Nhiệt độ cao quá mức sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dễ khiến bạn bị ngất. Nếu bạn dễ bị ngất xỉu vì nhiệt độ, hãy chắc chắn không quên mang theo mũ đội đầu, một chai nước và ít đồ ăn nhẹ khi ra khỏi nhà. Tránh ở những nơi đông đúc, ngột ngạt và nên tìm nơi thoáng mát, thông gió để đứng.

Hãy nằm xuống

Khi cảm thấy choáng váng, hãy nằm xuống. Khi đứng, máu của bạn không nhận đủ oxy để duy trì được ý thức. Vì thế hãy tìm một bề mặt phẳng và nằm ở đó khoảng 15 - 20 phút cho đến khi cảm giác choáng váng trôi qua. Khi ngồi dậy hãy dậy từ từ để tránh cảm giác chòng chành kéo đến một lần nữa.

Thay đổi thuốc đang dùng

Nếu đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, hãy gặp bác sĩ điều trị để hỏi xem liệu loại thuốc đang dùng có gây ra tác dụng phụ là ngất xỉu hay không. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tư vấn cho bạn những thay đổi thuốc hợp lý. Người cao tuổi dễ bị ngất xỉu vì lí do này và thay đổi thuốc là cách giúp họ tránh được ngất xỉu.