Cách trị giun kim ở trẻ tại nhà hiệu quả các mẹ cần biết

Theo những kinh nghiệm được truyền miệng, có một số cách chữa giun kim phổ biến tại nhà được nhiều người áp dụng dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học xác minh tính hiệu quả của chúng. Dưới đấy là một số cách trị giun kim taị nhà để các mẹ tham khảo
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Giun kim là bệnh gì?

Giun kim có tên khoa học là: Enterobius vermicularis, là loại giun ký sinh cư trú chủ yếu ở ruột non, sau đó chúng xuống ruột già của người. Giun trưởng thành có thời gian sống khoảng 1 - 2 tháng. Chúng có kích thước nhỏ, dài khoảng 10mm, màu trắng đục. Con cái to và dài hơn so với con đực, bên trong tử cung có chứa đầy trứng. Trứng giun có hình bầu dục, vẹt ở một đầu trông giống như hình hạt gạo.

Hình thái: Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Sau khi ra khỏi cơ thể, trứng giun có thể tồn tại ở trong môi trường từ 2 - 3 tuần. Theo thống kê, trẻ nhỏ là đối tượng nhiễm giun chiếm tỷ lệ cao hơn cả người lớn. Nữ nhiễm bệnh nhiều hơn nam và thành thị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nông thôn

2. Một số cách trị giun kim tại nhà

2.1. Ngải cứu

Một vài nghiên cứu cho thấy ngải cứu có khả năng điều trị vài bệnh nhiễm ký sinh trùng. Nếu muốn sử dụng Dược liệu này, hãy thử pha ngải cứu vào trà hoặc rượu thuốc. Tốt hơn hết, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi trị giun kim bằng ngải cứu và chỉ thử tối đa trong 4 tuần.

2.2. Cách trị giun kim bằng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một vài người sử dụng Tỏi để trị giun kim, giun móc và giun đũa.

Mọi người có thể ăn các tép tỏi sống hoặc băm nhuyễn và dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, có những người trộn tỏi băm nhỏ với vaseline tạo thành một hỗn hợp sệt rồi bôi trực tiếp lên vùng da ở hậu môn.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không nên bôi lên da khi đang bị bệnh trĩ, những khu vực có da bị tổn thương hay đang kích ứng.

2.3. Cách trị giun kim Cà rốt

Cà rốt rất giàu chất xơ, giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột chuyển động thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu không biết chắc rằng cà rốt có giúp tiêu diệt giun kim trực tiếp hay không nhưng chúng có khả năng đẩy giun ra khỏi đường ruột.

Ngoại trừ những người bị Dị ứng với cà rốt thì ăn sống loại rau củ này là một cách an toàn để hỗ trợ trị giun kim tại nhà. Hãy nhớ rửa sạch cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu nhé.

2.4. Trị giun kim bằng hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa cucurbitacin. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy hợp chất này giúp bí ngô có khả năng chống lại các ký sinh trùng bên trong cơ thể. Thực tế, Dược điển Hoa Kỳ đã liệt kê hạt bí ngô là một phương pháp điều trị ký sinh trùng đường ruột trong những năm 1863 – 1936.

Bạn có thể ăn trực tiếp hạt bí ngô hoặc trộn chúng với nước thành một hỗn hợp sệt để ăn như một phương pháp hỗ trợ điều trị giun kim

2.5. Cách trị giun kim cho trẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa thường được sử dụng rất nhiều trong gia đình với nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là một cách chữa giun kim tại nhà khá phổ biến vì nhiều người cho rằng bôi dầu dừa xung quanh hậu môn sẽ ngăn giun kim đẻ trứng tại đó. Nhiều người còn sử dụng dầu dừa bôi trơn khi muốn tìm cách bắt giun kim ở hậu môn cho trẻ

Ở người lớn, một vài người còn dùng một muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn không bị dị ứng thì thử biện pháp này cũng không gây nguy hại gì cho cơ thể.

3. Điều trị bệnh giun kim bằng thuốc tây

Khi bị nhiễm giun kim, cách điều trị thông dụng nhất hiện nay là dùng thuốc tẩy giun. Nếu tập thể bị nhiễm thì phải điều trị đồng loạt để tránh tái nhiễm bệnh

Thuốc điều trị giun kim bao gồm:

  • Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.
  • Hoặc dùng Albendazole 400mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau một tháng.

Chú ý: mebendazole và albendazole chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ Mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.

4. Cách phòng tránh bệnh giun kim

Các biện pháp dự phòng bệnh giun kim bao gồm:

  • Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.

Bệnh giun kim gây tổn hại đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời do có khả năng lây nhiễm rất nhanh, cho nên việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa mà bài viết chia sẻ ở trên. Ngoài ra, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường do giun gây ra, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung