Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Tẩy giun định kỳ theo khuyên cáo của WHO

21/11/2020
Tẩy giun định kỳ theo khuyên cáo của WHO

Hiện nay trên thể giới có hơn 2 tỷ người mắc bệnh giun sán (Theo tổ chức y tế thế giới 2017) và một phần ba trong số đó là trẻ nhỏ và trẻ trong độ tuổi đến trường. Các loại giun đường ruột ở người gặp chủ yếu bao gồm giun đũa, giun móc, Giun tóc và giun kim.

1. Nguyên nhân nhiễm trùng giun

Người nhiễm bệnh thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn ô nhiễm, qua rau sống, nước uống và vệ sinh bàn tay không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh tay sạch sẽ. Nhiễm giun sán thường gây ra một số các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, bụng chướng, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột.

Một số trường hợp các búi giun có thể gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông trong lòng ruột (tắc ruột) mà nếu không được xử trí có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như tử vong.

2. Đối tượng nào nên tẩy giun?

  • Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng bị nhiễm giun nhưng trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng bị nhiễm giun cao hơn người lớn.
  • Trẻ nhỏ thường vô tư, chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân kĩ như người lớn nên khi sinh hoạt tập thể, trong gia đình, trường mẫu giáo, mầm non trẻ rất dễ bị nhiễm giun kim. Sống ở nơi có nguồn nước bẩn, điều kiện vệ sinh kém, có thói quen đi chân trần trên đất, trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun móc, giun đũa, giun tóc.
  • Nếu bé có thói quen mút đầu ngón tay mà tay vốn chưa được rửa sạch thì nguy cơ nhiễm giun cao hơn trẻ không có thói quen này.

3. Triệu chứng nhiễm giun

Khi bé có những dấu hiệu dưới đây, có khả năng bé của bạn đã bị nhiễm giun sán:

  • Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn
  • Hay nhợn ói lúc ngủ dậy, hay đau bụng quanh rốn, thường đi phân lỏng
  • Thường Ngứa vùng hậu môn nhất là vào ban đêm
  • Thường trằn trọc, xoay trở nhiều lúc ngủ
  • Chảy nước miếng nhiều và thường Nghiến răng lúc ngủ
  • Mẩn ngứa, mề đay ở tay chân và mông tái đi tái lại
  • Xanh xao, chậm lớn, hay mệt mỏi uể oải, kém tập trung
  • Sốt nhiều ngày, ho thường xuyên hoặc Ho ra máu.

Tẩy giun định kỳ theo khuyên cáo của WHO - ảnh 1

4. Khuyên cáo tẩy giun định kỳ bao lâu một lần?

Tổ chức WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên

Chống chỉ định của tẩy giun:

  • Người đang mắc các bệnh cấp tính, Sốt > 38,5° C
  • Có tiền sử Dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo WHO

Trẻ em:

  • Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường từ 1-4 tuổi; trẻ học đường từ 5-12 tuổi (có thể tới 14 tuổi) ở vùng có tỷ lệ Nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.
  • Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%
  • Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần
  • Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole (Zentel) 400mg/lần và Mebendazole (Fugacar) 500mg/lần

Nữ giới tuổi thanh viên không Mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

  • Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không Mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.
  • Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%
  • Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần

Phụ nữ mang thai

  • Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura (giun tóc) lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg

Các đối tượng khác

  • Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg