Tên hoạt chất: Caffeine
Thương hiệu: Đây chỉ là hoạt chất. Không có thương hiệu
Tác giả: Thương Trần
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Liều dùng
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng Caffeine cho người lớn như thế nào?
Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:
100-200 mg uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.
Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống có chứa Caffeine trong khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.
Liều tối đa:
100-200 mg dùng đường uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ.
Liều dùng Caffeine cho trẻ em như thế nào?
Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:
Trên 12 tuổi: 100-200 mg sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.
Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống chứa Caffeine khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.
Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Ngừng thở ở trẻ sinh non:
Đối với điều trị ngắn hạn ngưng thở ở trẻ sinh non từ 28 đến
Trước khi bắt đầu điều trị bằng Caffeine citrat, nồng độ đáy của Caffeine trong huyết thanh nên được đo ở trẻ đã điều trị với theophylline trước đây, vì trẻ sinh non chuyển hóa theophylline thành Caffeine. Tương tự như vậy, nồng độ đáy của Caffeine nên được đo ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã sử dụng Caffeine trước khi sinh, vì Caffeine dễ dàng đi qua nhau thai.
Liều ban đầu: 20 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 30 phút) một lần
Liều duy trì: 5 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 10 phút) hoặc đường uống mỗi 24 giờ.
Lưu ý: Liều lượng Caffeine nguyên chất bằng một nửa liều Caffeine citrat (ví dụ, 20 mg Caffein citrat tương đương với 10 mg Caffeine nguyên chất).
Nồng độ của Caffeine trong huyết thanh có thể cần phải được theo dõi định kỳ thông qua điều trị để tránh ngộ độc. Độc tính nghiêm trọng có liên quan với nồng độ lớn hơn 50 mg/ L.
Ngưng thở do sinh non là một chẩn đoán loại trừ. Các nguyên nhân khác của chứng ngưng thở (ví dụ, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, bệnh phổi, thiếu máu, nhiễm trùng huyết, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, hoặc ngưng thở tắc nghẽn) nên được loại trừ hoặc điều trị đúng cách trước khi bắt đầu với Caffeine citrat.
Caffeine citrat nên được sử dụng thận trọng ở những trẻ có rối loạn co giật hoặc bệnh tim mạch.
Thời gian điều trị ngưng thở do sinh non trong các thử nghiệm kiểm soát giả dược được giới hạn trong 10 đến 12 ngày. Sự an toàn và hiệu quả của Caffeine citrat trong thời gian điều trị lâu hơn chưa được thành lập.
Caffeine có những dạng và hàm lượng nào?
Caffeine có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén;
Thuốc bột;
Dung dịch thuốc;
Kem dưỡng da.
Tương tác
Tương tác thuốc
Caffeine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:
Quinolones (ciprofloxacin);
Theophyllines;
Duloxetine;
Ephedra hoặc Guarana;
Rasagiline;
Tizanidine.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới Caffeine không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Caffeine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:
Chứng sợ không gian (sợ bị ở những nơi rộng rãi);
Lo âu;
Co giật (động kinh) (ở trẻ sơ sinh);
Bệnh tim nặng;
Huyết áp cao;
Hoảng loạn;
Khó ngủ – Caffeine có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn;
Bệnh gan – Nồng độ Caffeine trong máu cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Quá liều
Khẩn cấp/ Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:
Ăn mất ngon;
Khó ngủ;
Kích động;
Khóc quá mức.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Nguồn tham khảo
Caffeine, http://www.drugs.com/caffeine.html