1. Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể để ngăn ngừa tăng thân nhiệt. Vùng Não dưới đồi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kích thích hơn 2 triệu tuyến mồ hôi hoạt động. Nước mồ hôi bốc hơi từ da giúp giải phóng năng lượng nhiệt, nhờ đó làm mát cơ thể.
Đổ mồ hôi vào ban đêm là điều bình thường nếu căn phòng hoặc ga giường khiến bạn quá nóng. Nhưng khi bạn đổ mồ hôi nhiều đến nỗi làm ướt sũng quần áo và giường ngủ, mặc dù thời tiết đang mát mẻ, thì có thể là vấn đề bệnh lý. Đổ mồ hôi đêm là thuật ngữ chỉ tình trạng ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh.
Người lớn và trẻ em đều có thể bị đổ mồ hôi ban đêm, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ mãn kinh. Một số triệu chứng khác của phụ nữ trong giai đoạn này có thể bao gồm: đau khi giao hợp do khô âm đạo, nóng ran, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, lo lắng, Hay quên hoặc mất tập trung... Đối với nam giới, có suy đoán cho rằng đổ mồ hôi ban đêm liên quan đến Testosterone thấp.
Đổ mồ hôi đêm cũng có thể được gây ra bởi các tình trạng y tế khác, chẳng hạn như:
- Hội chứng Tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis)
- Ngưng thở khi ngủ không được điều trị
- Hạ đường huyết
- Nhiễm trùng, như bệnh lao hoặc HIV
- Ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch
- Suy tim sung huyết
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị đổ mồ hôi ban đêm do tác dụng phụ của một loại thuốc đã dùng. Ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm, steroid và thuốc giảm đau, phương pháp điều trị thay thế hormone hoặc thuốc trị tiểu đường (hạ đường huyết).
Béo phì, tiêu thụ quá nhiều caffeine, rượu, thuốc lá hoặc một số chất ma túy cũng có thể gây tiết mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đôi khi nguyên nhân đổ mồ hôi đêm cũng không được biết rõ.
Nguyên Nhân đổ mô hôi đêm có thể do tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, kích thích tố, thuốc trị tiểu đường, thuốc giảm đau và steroid có thể gây ra mồ hôi. Một số loại thuốc thường được kê toa có liên quan đến tác dụng phụ này bao gồm:
- Acyclovir.
- Albuterol.
- Amlodipin.
- Atorvastatin.
- Bupropion.
- Buspirone.
- Citalopram.
- Ciprofloxacin.
- Esomeprazole.
- Glipizide.
- Hydrocodone.
- Insulin.
- Levothyroxine.
- Lisinopril.
- Loratadine.
- Natri naproxen.
- Thay thế nicotine.
- Omeprazole.
- Paroxetine.
- Prednisolone.
- Sertraline.
- Sumatriptan.
- Tadalafil.
- Trazodone.
- Zolpidem.
Mồ hôi đêm thường không phải là vấn đề đáng quan tâm và không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng y tế tiềm ẩn cần chữa trị.
Nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu bạn:
- Ra mồ hôi đêm thường xuyên, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn thức giấc
- Lo lắng nhiều về tình trạng này
- Có thân nhiệt rất cao
- Cảm thấy nóng và run rẩy
- Gặp các triệu chứng bất thường khác
Cụ thể, đổ mồ hôi ban đêm kèm theo Sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Ở những người bị ung thư hạch hoặc HIV, đổ mồ hôi đêm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển xấu.
3. Điều trị đổ mồ hôi ban đêm
Để chữa tiết mồ hôi nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện các bước giải quyết nguyên nhân cơ bản. Kế hoạch điều trị đề ra sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cụ thể của từng trường hợp.
- Ra mồ hôi đêm do mãn kinh
Điều trị bằng hormone thường được đề xuất cho nữ bệnh nhân tuổi mãn kinh. Liệu pháp này có tác dụng giảm số lần gặp phải cơn bốc hỏa, cũng như hạn chế bớt các triệu chứng khác. Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc khác, chẳng hạn như gabapentin, Clonidine hoặc venlafaxine, để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi ban đêm.
- Nhiễm trùng tiềm ẩn là nguyên nhân đổ mồ hôi đêm
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh nhiễm trùng, từ đó chấm dứt hiện tượng ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Đổ mồ hôi ban đêm là do ung thư
Nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được kết hợp các loại thuốc hóa trị, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác nhau. Cách này vừa giúp kiểm soát tốt khối u, vừa hạn chế tác dụng phụ do một phương pháp chữa ung thư nhất định.
- Mồ hôi ban đêm có liên quan với các loại thuốc đang dùng
Trong trường hợp này, bạn sẽ được điều chỉnh liều lượng hoặc đề nghị dùng một loại thuốc thay thế. Các loại thuốc kháng cholinergic cũng có tác dụng giúp giảm tiết mồ hôi, nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Lạm dụng rượu, tiêu thụ Caffeine hoặc hút thuốc là căn nguyên của mồ hôi ban đêm
Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên hạn chế hoặc tránh các chất này. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được kê đơn thuốc hoặc đề nghị trị liệu để giúp bỏ thuốc lá. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyên người bệnh nên điều chỉnh thói quen ngủ. Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa và làm giảm mồ hôi ban đêm là:
- Cất vào tủ, không để chăn mền trên giường
- Mặc đồ ngủ chất liệu mỏng nhẹ
- Mở cửa sổ trong phòng ngủ
- Sử dụng điều hòa không khí hoặc quạt
- Tìm một căn phòng mát mẻ hơn để ngủ.
Ở nam giới
Đàn ông có thể bị đổ mồ hôi ban đêm do bất kỳ vấn đề nào được liệt kê ở trên.
Bằng chứng giai thoại cho thấy rằng nam giới có thể trải qua mồ hôi ban đêm trong thời gian yếu sinh lý và có suy đoán rằng điều này liên quan đến testosterone thấp. Tuy nhiên, dường như có ít bằng chứng để hỗ trợ điều này.
Ở phụ nữ
Phụ nữ thường trải qua mồ hôi ban đêm và nóng ran trong khoảng thời gian mãn kinh, do thay đổi Nội tiết tố.
Để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi không mong muốn, có thể giúp giữ sức khỏe bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp và tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, ngủ trong phòng thông gió tốt và mặc quần áo nhẹ.
Điều trị nội tiết tố (HT) có thể cải thiện các triệu chứng nếu thay đổi lối sống không đủ.
Đổ mồ hôi ban đêm là khó chịu phổ biến thường liên quan đến ngủ trong điều kiện quá ấm. Tuy nhiên, những người có mồ hôi ban đêm hoặc sự thay đổi trong mô hình đổ mồ hôi nên nói chuyện với bác sĩ.
Một số người đổ mồ hôi quá nhiều trong ngày và đêm. Điều này được gọi là Tăng tiết mồ hôi quá mức. Nhiều người với tình trạng này tránh nói chuyện với bác sĩ vì xấu hổ; tuy nhiên, trợ giúp có sẵn và bác sĩ có thể thảo luận về các lựa chọn.
4. Ngăn ngừa đổ mồ hôi đêm
Có một số nguyên nhân đổ mồ hôi đêm mà người bệnh có thể ngăn chặn được. Ví dụ, để giảm nguy cơ bị đổ mồ hôi đêm, bạn nên:
- Hạn chế tiêu thụ rượu và cafein
- Tránh sử dụng thuốc lá và các chất ma túy
- Giữ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ vào ban đêm
- Không tập thể dục, ăn đồ cay, hoặc uống nước ấm quá gần giờ đi ngủ
- Tuân thủ chế độ ăn ít chất béo và ít đường
- Thực hiện các bài tập thở thư giãn trước khi ngủ và sau khi thức dậy
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Sử dụng chất chống mồ hôi cho một số bộ phận hay bị ướt, chẳng hạn như nách, bàn tay và chân, chân tóc, lưng, ngực hoặc háng
- Chăm sóc y tế nhanh chóng nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khác
Nhìn chung, bạn nên hỏi bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng cụ thể của bản thân, cũng như có phương pháp chữa tiết mồ hôi nhiều và chiến lược ngăn ngừa bệnh phù hợp.
Đổ mồ hôi đêm có thể gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ, nhưng hầu hết các trường hợp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, nguyên nhân tăng tiết mồ hôi có thể là do một tình trạng y tế tiềm ẩn cần điều trị. Bác sĩ có thể giúp chẩn đoán, đồng thời đề xuất các chiến lược để ngăn ngừa hoặc chữa tiết mồ hôi nhiều. Tùy thuộc vào nguyên nhân đổ mồ hôi đêm cơ bản, bệnh nhân sẽ được khuyên thay đổi lối sống, thuốc men hoặc các phương pháp điều trị khác.
Nguồn tham khảo: .healthline.com, nhs.uk