Triệu chứng
Khó ngủ, mệt mỏi, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ. Những người bị chứng mất ngủ có xu hướng suy nghĩ về việc ngủ đủ giấc. Họ càng cố gắng ngủ, những giấc ngủ càng trở nên khó khăn hơn.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Thay đổi hành vi có thể làm giảm bớt các rối loạn bao gồm: tránh sử dụng cafêin, rượu hoặc nicotin trước khi đi ngủ
Tổng quan
Mất ngủ Là một loại Rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi khó ngủ, thức dậy liên tục, tỉnh giấc vào sáng sớm hoặc kết hợp các hiện tượng trên. Rối loạn này phổ biến hơn ở người già. Mất ngủ Nguyên phát không có nguyên nhân xác định. Mất ngủ thứ phát có thể được gây ra bởi căng thẳng trong cuộc sống hoặc do thay đổi lối sống, các vấn đề về y tế, tâm lý, do tác dụng phụ của thuốc.
Triệu chứng
Khó ngủ, mệt mỏi, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ. Những người bị chứng mất ngủ có xu hướng suy nghĩ về việc ngủ đủ giấc. Họ càng cố gắng ngủ, những giấc ngủ càng trở nên khó khăn hơn.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Nghiên cứu giấc ngủ có thể được thực hiện để loại trừ chứng ngừng thở khi ngủ hoặc các rối loạn khác gây ra chứng mất ngủ.
Các Xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu: đo đa ký giấc ngủ.
Điều trị
Thay đổi hành vi có thể làm giảm bớt các rối loạn bao gồm: tránh sử dụng cafêin, rượu hoặc nicotin trước khi đi ngủ; không có những giấc ngủ ngắn ban ngày; ăn uống đều đặn và tránh ăn nhiều gần giờ đi ngủ; tập thể dục sớm; không nằm trên giường ngủ nếu giấc ngủ dự kiến ít hơn 10 phút; có thời gian ngủ xác định; môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh. Thuốc (Zolpidem/Ambien, zaleplon/Sonata, Eszopiclone/Lunesta) có thể được dùng cho chứng mất ngủ dai dẳng. Melatonin cũng được dùng để trị mất ngủ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua(mất ngủ dưới 1 tuần).
- Stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ - 1999).
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
- Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...
- Thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy (42% nam và 31% nữ ngáy vài đêm trong tuần, Mỹ - 2002).
- Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ...
+ Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
- Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản...
- Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).
Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
Trầm cảm.
Hưng cảm.
Rối loạn lo âu lan toả.
Rối loạn stress sau chấn thương(PTSD).
Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện).
Tâm thần phân liệt.
Bệnh sa sút trí tuệ.
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ...
- Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau ...
Điều trị
- Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
- Nguyên tắc điều trị mất ngủ:
Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn- thiền
Điều trị mất ngủ:
- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
- Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...
- Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.
Một số thuốc không thuộc nhóm benzodiazepine đa phần là những thuốc mới: ưu điểm của những thuốc thuộc nhóm này là không gây lệ thuộc, nên có thể dễ mua không cần kê toa, ví dụ như :Melatonin,Ramelteon (Rozerem)
Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.
Một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn như tim sen, lá vông ...
- Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim ...), nếu không ngủ được sau 10 - 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến, do đó hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.