Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Giúp con xả stress trước khi thi

28/05/2021
Giúp con xả stress trước khi thi

Các bệnh lý về rối loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ tuổi học đường đặc biệt vào mùa thi cử. Nguyên nhân đa phần là do áp lực các kì thi. Vậy làm thế nào để giúp con xả stress trước khi thi?

1. Vì sao trẻ dễ bị stress trước khi thi

Hiện nay, trên thực tế số lượng học sinh, sinh viên tử tự do học tập căng thẳng ngày càng tăng và đây là con số đang ở mức báo động. Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Căng thẳng thi cử quá mức là yếu tố Tâm lý nguy hiểm cần được nhận biết.

Sự căng thẳng quá mức không kiểm soát được sẽ tác động và gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Kết quả học tập thấp kém không như mong đợi khiến trẻ chán nản, khó hòa nhập với cuộc sống bình thường và ảnh hưởng đến tương lai về sau. Các nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress cho trẻ đó là:

  • Áp lực thi cử từ gia đình, thầy cô, bạn bè, áp lực về điểm số,... Những trẻ có Tâm lý yếu dễ xúc động, thường xuyên bị nghe những lời chỉ trích từ cha mẹ, hay bị so sánh với các bạn cùng lớp, bị cha mẹ bắt học những thứ mà bản thân trẻ không thích hay áp lực khi bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, trượt môn,... làm trẻ lo lắng gây nên những căng thẳng không thể nào giải tỏa được.
Giúp con xả stress trước khi thi - ảnh 1
Trầm cảm
  • Các kì thi chuyển cấp, học dồn dập để thi tốt khiến trẻ không tiếp thu được hết hậu quả dẫn đến sự lo lắng bất an xảy ra trước kì thi làm trẻ học tập không hiệu quả, không đạt được các kì thi như mong muốn. Sau đó trẻ tiếp tục bị chỉ trích, căng thẳng lại càng căng thẳng tâm lý hơn hậu quả trẻ dễ bị mắc các rối loạn lo âu, trầm cảm, cuối cùng trẻ có thể có các hành vi hủy hoại bản thân như tự tử, bất mãn,...
  • Điểm học tập hàng ngày thấp đến kì thi bắt buộc phải đạt kết quả cao mới qua môn càng làm cho trẻ chịu nhiều áp lực hơn
  • Không có ai để chia sẻ, cảm thông, lắng nghe trước những áp lực đó
  • Chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả khiến trẻ nhanh quên. Hàng ngày trẻ có thể nhớ biết cách làm bài tuy nhiên đến kì thi lại mau quên.
  • Cha mẹ đòi hỏi ở con quá nhiều, vượt qua khả năng học tập của con, không chấp nhận năng lực thực sự của con, ép con phải đặt được những mong muốn của cha mẹ
  • Nếu tâm sự được với trẻ có thể biết được các biểu hiện thường gặp trước kì thi như: Vã mồ hôi, hồi hộp đập trống ngực, tim đập nhanh, cảm giác buồn nôn, đau bụng, muốn đi vệ sinh, run tay chân, ngủ kém, cảm giác đau đầu, đau các cơ. Cảm xúc không ổn định: khóc lóc, lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên và phản ứng quá căng thẳng trước những sự việc thường nhật hàng ngày và không thể nào thoát ra khỏi được sự lo lắng đó

2. Làm thế nào để giúp con xả stress trước khi thi Giúp con xả stress trước khi thi - ảnh 2

Cha mẹ không nên gây áp lực cho con

Cha mẹ không gây áp lực cho con mình về mọi mặt:

  • Không đòi hỏi con mình phải được như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, tuyệt đối không so sánh kết quả học tập với đứa trẻ khác, không đòi hỏi con mình phải đạt kết quả thật cao hay phải nhất lớp. Cha mẹ phải luôn thấu hiểu con mình, quan tâm đến học tập của con, biết con học lực ở mức nào mà mà có những tiêu chuẩn cho con 1 cách phù hợp nhất.
  • Động viên trẻ bằng những món quà thay cho phần thưởng để con có động lực phấn đấu, khích lệ con tiếp tục cố gắng trong các kì thi sau.
  • Trước khi thi nên tạo cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái, thường xuyên động viên con, nấu những món ngon cho con, nên nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh với con.
  • Nếu con bị điểm thấp cần giữ bình tĩnh, không nên mắng mỏ, đay nghiến, không chỉ trích, chê bai con, dồn con vào con đường cùng, không nói những lời làm tổn thương con như: “Bố mẹ thất vọng về con”, “ Cho bao tiền ăn học mà học hành không ra gì”, “Con đã làm ảnh hưởng tới danh dự của gia đình”, “Con biến đi cho khuất mắt”... Những lời lẽ nóng giận của cha mẹ có thể khiến trẻ buồn bã, mất bình tĩnh, muốn bỏ nhà ra đi, tự tử,...
  • Cha mẹ trẻ cần học cách biết lắng nghe để tìm ra nguyên nhân như con học kém môn này, con chưa biết làm dạng bài này hay tự nhiên vào phòng thi con quên hết,... để từ đó tìm cách khắc phục cho con.
  • Động viên con bằng những lời lẽ yêu thương như gia đình, bố mẹ luôn là nơi yêu thương, che chở cho con
  • Cha mẹ giúp con học. Cha mẹ hãy như một người bạn tâm sự của con, chia sẻ những kinh nghiệm học tập giúp con mình có phương pháp học tốt, đạt hiệu quả cao.
  • Khuyến khích trẻ tham gia thể dục thể thao. Hướng dẫn trẻ chơi những môn thể thao mà trẻ thích như đạp xe, chạy bộ, đá bóng, đánh cầu... thư giãn đầu óc với tivi, trò chơi,...
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu. Cha mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, trẻ ngủ đủ giấc giúp con bạn cải thiện trí óc và khả năng tập trung. Ngược lại nếu trẻ Mất ngủ kéo dài cần được khám và chữa trị kịp thời.
  • Chế độ Dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Chế độ Dinh dưỡng đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình thi cử vất vả. Làm nhiều món ngon với trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều protein... Tránh lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá...
  • Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, các bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.