Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường

Triệu chứng

Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ; Bạn mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa

Chẩn đoán

Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ nếu gặp các triệu chứng trên hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn với những ý kiến chuyên môn và điều trị

Điều trị

Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng

Tổng quan

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ Gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên  khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rối loạn giấc ngủ là gì?

Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn Mắt di chuyển nhanh (REM) của giấc ngủ. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể nhớ được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ là:

  • Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ;

  • Bạn mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa;

  • Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc và ngăn không cho bạn ngủ tiếp;

  • Khi thức giấc bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi, cảm thấy bị khủng bố, giận dữ, xấu hổ hoặc căm thù;

  • Bạn vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh, nhưng không thể ra khỏi giường;

  • Bạn có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ;

  • Giấc mơ xảy ra gần cuối của giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới những khó khăn trong học tập, công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như lái xe và khả năng tập trung. Bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn trong cuộc sống hàng ngày Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Ác mộng xảy ra thường xuyên và dai dẳng nhiều lần;

  • Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ;

  • Bạn sợ phải đi ngủ;

  • Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Rối loạn giấc ngủ - Ảnh minh họa 1

Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

  • Stress: có thể do học tập và công việc, nhưng bệnh có thể còn nặng hơn khi bạn đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời;

  • Chấn thương: ác mộng thường xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc các tổn thương khác. Ác mộng là triệu chứng nổi bật của rối loạn căng thẳng sau chấn thương;

  • Thiếu ngủ: nếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn có thể gặp những cơn ác mộng tồi tệ hơn;

  • Sử dụng thuốc: một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm: một vài loại thuốc giảm trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc phong bế beta, các loại thuốc điều trị hội chứng Parkinson hoặc thuốc hỗ trợ cai thuốc lá. Đôi khi, cai thuốc có thể dẫn đến ác mộng;

  • Sách hoặc phim kinh dị: đọc các loại sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể gây ra ác mộng;

  • Một số rối loạn khác: một số tình trạng sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm lý cũng như các rối loạn giấc ngủ khác có thể kéo theo ác mộng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tuổi, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn. Có đến 50% trẻ nhỏ gặp những cơn ác mộng nghiêm trọng làm bố mẹ phải thức giấc và 50 – 85% người trưởng thành thường xuyên gặp ác mộng. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Có nhiều yếu tố  làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

  • Các dạng rối loạn giấc ngủ khác;

  • Một số tình trạng sức khỏe;

  • Sử dụng thuốc;

  • Rối loạn sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo âu hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương;

  • Lạm dụng chất gây nghiện.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn giấc ngủ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ;

  • Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật;

  • Kiểm soát căng thẳng;

  • Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải;

  • Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ?

Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ nếu gặp các triệu chứng trên hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn với những ý kiến chuyên môn và điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những giấc mơ và mức độ xuất hiện của chúng,ví dụ như khi nào những giấc mơ này bắt đầu và bạn cảm thấy như thế nào?.

Hãy nhớ nói với bác sĩ nếu bạn đang mắc những rối loạn giấc ngủ khác hoặc đang sử dụng bất kì loại thuốc nào mà có thể dẫn đến ác mộng.

Bác sĩ cũng yêu cầu bạn viết nhật kí giấc mơ để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và cách để điều trị đúng. Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sâu xa, bác sĩ sẽ nghiên cứu giấc ngủ của bạn trong phòng thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, bạn sẽ được kết nối với màn ngủ để ghi lại những dấu hiệu quan trọng trong khi ngủ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ?

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

  • Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;

  • Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;

  • Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;

  • Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.