Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cách Phân biệt Sốt xuất huyết và sốt phát ban?

15/09/2020
Sự kiện: Sốt xuất huyêt
Cách Phân biệt Sốt xuất huyết và sốt phát ban?

Sốt xuất huyết triệu chứng hầu như tương tự với các bệnh sốt phát ban khác, do vậy dễ gây nhầm lẫn, làm sai lầm trong theo dõi và điều trị.

1. Cách phân biệt Sốt xuất huyết Sốt phát ban ?

Với các đặc điểm sốt kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban...có thể nhận ra hầu như Sốt xuất huyết rất giống với các dạng Sốt siêu vi hay Sốt phát ban lành tính khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.

Sốt phát ban: sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm Hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng... Ban trong Sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.

Sốt siêu vi cũng có triệu chứng tương tự như vậy, với các biểu hiện sốt cao kèm viêm hô hấp trên, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban.

Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt này là đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn các sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết âm tính.

Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết

Cách Phân biệt Sốt xuất huyết và sốt phát ban? - ảnh 1
Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết

2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Hiện tại sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.

Với sốt xuất huyết nhẹ có thể được điều trị ngoại trú nhưng cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu nặng lên của bệnh như: nôn ói nhiều, chảy máu tiêu hóa, Chảy máu cam hay chảy máu chân răng khó cầm, đau bụng dữ dội...khi có các dấu hiệu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế.

Còn các tình trạng nặng hơn thì cần được nhập viện để theo dõi.

3. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

  • Bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại, mặc dù sau khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Nhưng có đến 4 tuýp virus cho nên sau khi mắc bạn vẫn có thể mắc lại.
  • Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để Muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi.
Cách Phân biệt Sốt xuất huyết và sốt phát ban? - ảnh 2
Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để Muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi

Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi:

  • Truyền dịch: người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến biến chứng như phù phổi, suy tim do quá tải dịch. Truyền dịch chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế và được theo dõi chặt chẽ.
  • Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết: không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân.

Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cần cẩn thận phân biệt sốt xuất huyết với các tình trạng sốt siêu vi, sốt phát ban lành tính khác để có thái độ theo dõi phù hợp. Cách phòng bệnh tốt nhất là không để muỗi có cơ hội truyền bệnh, thông qua việc tiêu diệt lăng quăng, thuốc diệt muỗi, ngủ mùng.

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng - TP. Hồ Chí Minh