1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI) là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống bằng cách quan sát lượng nước bên trong của từng cấu trúc của các cơ quan. Nguyên lý của cộng hưởng từ là dựa trên một hiện tượng vật lý là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân.
Bên cạnh đó, có sự khác biệt so với chụp X quang là dùng năng lượng tia bức xạ từ tia X, chụp cộng hưởng từ dùng năng lượng vô tuyến điện. Chính vì thế, nguy cơ nhiễm xạ khi chụp cộng hưởng từ là hoàn toàn không có, trong khi cấu trúc hình ảnh được phản ánh rõ ràng hơn. Do đó, phương tiện chẩn đoán này được ưu tiên áp dụng trong khảo sát các bệnh lý của mô mềm với cấu trúc tinh vi hay đan xen phức tạp.
2. Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán U màng não
Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện và mô Tả rất rõ ràng các bất thường trong nhu mô não nói chung, cũng như khối U mạch máu, tắc động mạch, xâm lấn xoang tĩnh mạch cũng như mối quan hệ giữa khối u và các cấu trúc xung quanh.
Hình ảnh của MRI trong u màng não, trên các ảnh của T1W, hầu hết các U màng não không có sự khác biệt về cường độ tín hiệu so với chất xám vỏ não. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u màng Não có thể ghi nhận được là có áp lực tưới máu cao hơn so với vỏ não. Nhìn chung, hình ảnh T1 chủ yếu được sử dụng để xác định u hoại tử, có tình trạng xuất huyết trong u hay u có bản chất là u nang.
Hình ảnh trong pha T2W, tín hiệu thu nhập đã thay đổi hoàn toàn, đó là một khối tăng tín hiệu khá đồng nhất. Hình ảnh lúc này cũng hữu ích trong việc đánh giá tình trạng xuất huyết và u nang. Ngoài ra, hình ảnh T2W giúp đánh giá khe hở của dịch não tủy giữa mô tân sinh ( mô u màng não) và nhu mô não, xác nhận ranh giới của khối u. Hơn thế nữa, vai trò của pha T2W chính là phản ánh tính đồng nhất của khối u mềm. Điều này được nhìn thấy rõ ràng hơn trong các khối u màng não, u ác tính nói chung.
Cường độ tín hiệu có pha T2 có mối tương quan rất tốt với không chỉ tính đồng nhất mà còn về mặt mô. Cụ thể là với tín hiệu cường độ thấp, khối u có đặc tính xơ và cứng hơn nhu mô bình thường; ví dụ, u có bản chất là nguyên bào sợi, trong khi các phần cường độ cao hơn cho thấy một đặc tính mềm hơn như khối U mạch máu.
Đối với pha phục hồi đảo chiều (FLAIR), giai đoạn này là rất hữu ích để đánh giá hệ quả của sự phù nề. Mặc dù phát hiện này không đặc hiệu cho u màng não nói riêng nhưng đây lại rất có ý nghĩa trong chẩn đoán cũng như tiên lượng về lâu dài cho người bệnh.
Bên cạnh đó, tương tự như chụp cắt lớp vi tính, “chất cản quang” được dùng trong MRI là chất cản từ có bản chất là gadolinium; trong đó, u màng não sẽ biểu hiện rất rõ trong pha tiêm thuốc. Một số nghiên cứu đã báo cáo việc tiêm gadolinium giúp phát hiện u màng não trong hơn 85% các trường hợp. Hơn thế nữa, gadolinium cũng cho phép hình ảnh của các u màng não được thể hiện tinh tế hơn các pha chụp không có chất cản từ. Đây chính là nền tảng cho việc định hướng quá trình can thiệp ngoại khoa tiếp theo.
Nhìn chung, độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI rất cao trong chẩn đoán u màng não. MRI đã được chứng minh là vượt trội trong việc phân định khối u và mối quan hệ của nó với các cấu trúc xung quanh. Chính vì thế, nếu có các triệu chứng bất thường gì trên hệ Thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, yếu liệt..., cần đi khám đúng chuyên khoa và thực hiện các kỹ thuật hình ảnh thích hợp để được điều trị sớm, đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.
Phòng khám Vietlife với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị.
Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife
Nguồn tham khảo: medscape.com