Vậy chỉ số thai Nhi 30 tuần tuổi như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Chỉ số thai nhi 30 tuần là gì?
Chỉ số thai nhi 30 tuần bao gồm những yếu tố như:
- Chỉ số cân nặng của thai nhi
- Chiều dài thai nhi
- Mức nước ối
- Tần số tim thai
Thông qua các chỉ số trên, bác sĩ sẽ dự đoán được thai nhi đang phát triển ra sao trong 3 tháng cuối thai kỳ.
2. Chỉ số thai nhi 30 tuần như thế nào là tốt?
Qua những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ kết quả đầy đủ của lần khám thai hiện tại bao gồm cả chỉ số siêu âm thai, đối chiếu với bộ chỉ số phát triển bình thường để đánh giá sự phát triển của bé. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu và bụng, chiều dài xương đùi sẽ có sự khác nhau ở từng bé. Sự sai lệch có thể là do yếu tố di truyền, chế độ Dinh dưỡng của mẹ hoặc do cấu trúc cơ thể của thai nhi.
Khi siêu âm, bạn nên quan tâm các chỉ số sau:
- Cân nặng trung bình của thai 30 tuần là 1,3kg đến 1,5kg.
- Chiều dài từ đầu đến mông trong khoảng 37cm - 39cm.
- Đường kính lưỡng đỉnh của thai khoảng 76mm.
- Chiều dài xương đùi khoảng 56mm.
3. Hướng dẫn mẹ đọc chỉ số thai nhi 30 tuần
Trước khi tìm hiểu cách đọc chỉ số thai nhi 30 tuần, mẹ nên tham khảo những thông số sau:
- Tuổi thai 30+0 là thai tròn 30 tuần tuổi.
- Tuần thai 30+1 tương đương thai 30 tuần một ngày
- Tuần thai 30+2 tương đương thai 30 tuần hai ngày.
Sau đây là bảng chỉ số tuần thai 30 tuần cơ bản:
- Chi tiết bảng chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi
ETheo bảng chỉ số trên, bác sĩ đã nắm được sự phát triển của bé và sẽ cho mẹ lời khuyên phù hợp.
Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số chu vi bụng, đầu và chiều dài xương đùi lớn hoặc nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu các chỉ số đều trong giới hạn bình thường, móng tay, móng chân phát triển, da của bé mượt mà hơn thì thai nhi đang tăng trưởng tốt. Bé có hoạt động tích cực trong bụng mẹ như các cử động duỗi căng chân, xoay nhiều tư thế...
Ở tuần thai 30, phổi bé chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch vẫn đang tiếp tục phát triển.
Hầu hết phụ nữ khi Mang thai đều mong muốn con yêu của mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vì vậy, nắm rõ chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi sẽ giúp mẹ có cái nhìn khái quát hơn về bé. Để tam cá nguyệt thứ 3 khỏe mạnh, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.