“Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây chửa trứng. Chỉ mới đưa ra được một vài yếu tố ảnh hưởng như sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh dẫn đến bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Chửa trứng thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi. Ngoài ra, yếu tố Dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu các chất Dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin A, người mẹ có những bất thường ở tử cung là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên chửa trứng”, Bác sĩ Hương Linh cho biết.
Triệu chứng quan trọng đầu tiên, chiếm đến trên 90% các trường hợp chửa trứng là ra máu âm đạo, màu sẫm đen hoặc đỏ loãng kéo dài.Với siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán chửa trứng sớm. Chửa trứng lành tính nhưng có thể gây hệ lụy khó lường nếu người mẹ không được theo dõi và xử lý sớm. Biến chứng nguy hiểm khi Chửa trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung, và gây thủng tử cung, Chảy máu trong ổ bụng.
Ước tính có khoảng 30% ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là biến chứng ác tính thành ung thư tế bào nuôi.
“Cách an toàn và nhanh nhất để phát hiện chửa trứng là đi khám thai định kì theo khuyến cáo và khi có bất kì triệu chứng bất thường, từ đó tránh tai biến đáng tiếc xảy ra. Khi đã chẩn đoán chửa trứng, người mẹ cần được tiến hành nong nạo hoặc hút trứng càng sớm càng tốt. Với người mẹ muốn có con hoặc trên 40 tuổi và trường hợp chửa trứng xâm lấn làm thủng tử cung, cần áp dụng phẫu thuật cắt tử cung toàn phần. Chị em cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong vòng 2 năm sau khi điều trị chửa trứng. Trong thời gian này, cần có biện pháp ngừa thai phù hợp để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho lần Mang thai tiếp theo ”.