Tên gọi khác: Hydatidiform Mole, Thai trứng
Triệu chứng
Đau vùng chậu; chảy máu âm đạo; nôn quá nhiều; không có chuyển động của thai nhi; tử cung lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai dự kiến.
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của thai nhi và thực hiện siêu âm vùng chậu cho bệnh nhân để kiểm tra xem thai kỳ có điều gì bất thường hay không.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm thai kỳ (BHCG) và siêu âm.
Điều trị
Điều trị bao gồm nạo hút trứng và sử dụng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh. Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã có đủ số con mong muốn thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung để làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư.
Nguyên nhân
Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Bình thường, rau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Trong trường hợp chửa trứng, rau thai phát triển bất thường thành những túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước lấn át sự phát triển của bào thai. Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (được gọi là chửa trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (chửa trứng bán phần).
Chửa trứng thường lành tính, nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chửa trứng xâm lấn (các gai rau ăn sâu vào thành dạ con, gây chảy máu) hay ung thư rau thai.
Phòng ngừa
Nguyên nhân gây chửa trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy các tế bào nuôi ở rau thai bị loạn sản và tăng sinh quá mức tạo thành các túi chứa dịch.
Chửa trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, những người có thai nhiều lần, những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý trong khẩu phần ăn.
Điều trị
Đây là phương pháp nhằm làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của chửa trứng.
Phát hiện sớm chửa trứng: Khi có thai, sản phụ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện bệnh sớm để có phương án xử lý kịp thời.
Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.