1. Giun đũa chó là gì?
Giun đũa chó là căn bệnh lây từ động vật, đặc biệt là chó sang cho người. Đây là một loại ký sinh trùng có tên là Toxocara canis thường sinh sống ở bên trong ruột của loài chó.
Trường hợp phát hiện giun đũa chó đầu tiên được Wilder mô Tả năm 1950 khi phát hiện ra ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc. Sau này bệnh giun đũa chó được xem là bệnh ít gặp tuy nhiên nhờ sự phát triển của kỹ thuật Huyết thanh chẩn đoán người ta nhận thấy tỷ lệ mắc giun đũa chó ở phương Tây khá cao.
2. Nguyên nhân Nhiễm giun đũa chó
Trên thực tế, giun đũa chó lây sang người qua các con đường như sau:
- Sau khi giun đẻ trứng và sẽ theo phân đi ra ngoài môi trường sống, nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải trứng giun có trong thực phẩm
- Không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc ăn rau, rau sống không được rửa sạch sẽ cũng có nguy cơ nuốt phải trứng giun
- Ăn thịt chó chưa được chế biến kỹ có chứa ấu trùng hoặc trứng giun
- Gia đình có người bị giun đũa chó thì cần Xét nghiệm để biết có bị nhiễm bệnh không vì sử dụng chung nguồn thức ăn chứa trứng giun.
- Tiếp xúc trực tiếp với chó bị bệnh mà không rửa tay sạch sẽ
3. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm giun đũa chó?
Bệnh giun đũa chó không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt, sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân nhiễm bệnh:
4. Bị nhiễm giun đũa chó vào thời kỳ Mang thai có nguy hiểm không?
Bị nhiễm giun đũa chó có sao không là câu hỏi chung đối với nhiều người và đặc biệt là thai phụ được chẩn đoán nhiễm loại ký sinh trùng này. Giun đũa chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người, vì vậy thai phụ yên tâm bệnh sẽ không lây truyền được sang thai nhi.
Hiện nay chưa có ghi nhận nào việc thai phụ bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên thai phụ nên chú ý việc nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ này sẽ làm tăng khả năng Sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy nếu bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai, người mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.
5. Cách điều trị bệnh nhân nhiễm giun đũa chó
Để điều trị giun đũa chó, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như sau:
- Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, sử dụng 2 lần/ngày trong 21 ngày.
- Dietylcarbamazine 3mg/kg cân nặng, 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
- Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trong trường hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
- Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine,...
- Trong một số trường hợp có thể phải dùng phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Trường hợp nhiễm giun đũa chó ở mắt).
Tuy nhiên, phụ nữ bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai không được sử dụng thuốc điều trị để tránh các ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn cũng không nên quá lo lắng, nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình và sử dụng thuốc bôi ngoài da để tránh ảnh hưởng đến em bé.
6. Làm thế nào để phòng chống bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai
Thời kỳ mang thai là thời điểm nhạy cảm, thai phụ cần bảo vệ bản thân cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là một số cách phòng tránh nhiễm giun đũa chó:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống nhất là vào thời kỳ mang thai
- Tẩy giun và tắm cho chó thường xuyên
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Hạn chế nuôi chó trong thời gian mang thai hoặc nếu có nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc trong khoảng thời gian này.