Triệu chứng
Sốt; Dễ nổi cáu; Khó ngủ về đêm; Giun được tìm thấy trong phân
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa, bác sĩ sẽ kiểm tra phân để xem có trứng hay ấu trùng giun hay không. Trứng giun sẽ không xuất hiện trong phân ít nhất 40 ngày sau khi bạn bị nhiễm giun đũa.
Điều trị
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ
Tổng quan
Nhiễm giun đũa là bệnh gì?
Nhiễm giun đũa là một bệnh nhiễm trùng do một loại giun ký sinh ở ruột người. Loại giun tròn có kích thước lớn này có thể nhìn thấy dễ dàng mà không cần kính hiển vi.
Những ai thường mắc phải bệnh giun đũa?
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun đũa, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng Nhiễm giun đũa là gì?
Những triệu chứng nhiễm giun đũa bao gồm:
Sốt;
Dễ nổi cáu;
Khó ngủ về đêm;
Giun được tìm thấy trong phân;
Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau bụng và đôi khi là tiêu chảy;
Một số trường hợp giun kí sinh ở phổi gây ra chứng thở khò khè.
Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nhiễm giun đũa là gì?
Loài ký sinh trùng này thường không lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân nhiễm giun đũa có thể do trứng giun đũa lây lan khi người bệnh tiếp xúc với nước, thức ăn hoặc tay nhiễm bẩn (ví dụ khi ăn rau chưa rửa sạch). Ấu trùng giun sẽ di chuyển từ ruột đến những bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi. Sau đó chúng quay trở về ruột và đẻ trứng.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm giun đũa?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun đũa gồm:
Tuổi tác: hầu hết trẻ em ở độ tuổi 10 tuổi trở xuống có nguy cơ nhiễm giun đũa cao bởi vì chúng thường xuyên chơi đùa trong điều kiện bẩn.
Khí hậu ẩm: loại giun đũa thường phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm, đặc biệt là các nước khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
Tình trạng vệ sinh kém: loài giun đũa thường phát tan rộng ở các khu vực vệ sinh kém như khu ổ chuột hoặc ở gần cống rãnh.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giun đũa?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn:
Ăn uống thức ăn được nấu chín.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Sổ giun cho vật nuôi.
Kiểm tra giun cho cả gia đình.
Vệ sinh và lau chùi sạch sẽ các vật dụng trong nhà.
Gọi cho bác sĩ khi bạn sốt, đau bụng dữ dội, đau ngực hoặc thở hụt hơi.
Thông báo bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn đang bị nhiễm giun trong thời gian mang thai.
Giặt quần áo bẩn với nước nóng, hoặc ngâm chúng trong dung dịch ammonia trước khi giặt sạch.
Khử trùng đồ chơi hoặc cọ rửa chúng bằng dung dịch ammonia, sau đó rửa sạch bằng nước.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn tiếp tục mắc phải những triệu chứng của bệnh sau khi đã được điều trị.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ
Những cách điều trị nhiễm giun đũa
Thuốc có thể điều trị được giun đũa. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này. Để kiểm soát bệnh, bạn cần chú ý đến những thói quen như:
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ;
Luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh tạo môi trường sống cho giun phát triển.
Đun sôi hoặc ngâm vải lanh, đồ ngủ, khăn hoặc quần áo của người bệnh trong dung dịch ammonia (1 tách ammonia cho 18 lít nước).
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa?
Việc chẩn đoán được tiến hành bằng cách xét nghiệm mẫu phân, xét nghiệm máu hoặc các kiểm tra hình ảnh để tìm giun hoặc trứng giun.
Xét nghiệm phân
Để chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa, bác sĩ sẽ kiểm tra phân để xem có trứng hay ấu trùng giun hay không. Trứng giun sẽ không xuất hiện trong phân ít nhất 40 ngày sau khi bạn bị nhiễm giun đũa.
Xét nghiệm máu
Giun đũa có thể làm tăng cao lượng bạch cầu ái toan. Do đó, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu của bạn để kiểm tra sự gia tăng của bạch cầu ái toan (là một loại tế bào máu trắng), từ đó chẩn đoán được bạn có nhiễm giun đũa hay không.
Kiểm tra hình ảnh
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, siêu âm hay CT scan và MRI. Bằng các phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện giun đũa chặn các ống dẫn trong gan hay tuyến tụy của bạn, hoặc trong phổi và bụng.