1. Vắc-xin quai bị là gì?
Hiện nay, vắc-xin quai bị đang được sử dụng là loại vắc-xin phối hợp với vắc-xin Sởi và Rubella (viết tắt MMR – measles, mumps, rubella) trong cùng một chế phẩm hoặc sởi, quai bị, Rubella và thủy đậu (viết tắt MMRV - measles, mumps, rubella, varicella) trong một chế phẩm. Đây là vắc-xin virus sống giảm độc lực, virus đã được suy yếu để không thể gây bệnh thật sự. Cả hai loại vắc-xin đều chứa một lượng nhỏ Neomycin và gelatin, được bào chế dưới dạng bột đông khô với chất pha loãng riêng biệt.
2. Tại sao chúng ta lại phải tiêm vắc-xin quai bị?
Vắc-xin có thể giúp chúng ta phòng ngừa an toàn bệnh quai bị. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối ưu đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tiêm chủng 2 liều. Liều đầu được khuyến khích dùng cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi. Liều thứ 2 thường sẽ được dùng vào tầm từ 4 đến 6 tuổi. Một liều vắc-xin MMR có hiệu quả bảo vệ 93% đối với bệnh sởi, 78% với quai bị và 97% hiệu quả đối với rubella. Hai liều vắc-xin MMR có hiệu quả bảo vệ 97% với bệnh Sởi và 88% hiệu quả với quai bị [1].
Quai bị có khả năng lây nhiễm cao qua các giọt hô hấp, tiếp xúc trực tiếp. Virus trong dịch tiết đường hô hấp trước khi xuất hiện triệu chứng. Thời gian ủ bệnh thường là 16 đến 18 ngày (khoảng 12 đến 25 ngày) từ khi tiếp xúc đến lúc biểu hiện các triệu chứng.
Quai bị thường khỏi bệnh sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn một vài ngày và sưng tuyến nước bọt trong vòng 48 giờ. Viêm tuyến mang tai có thể là một bên hoặc hai bên. Viêm tuyến mang tai có thể kéo dài đến 10 ngày. Quai bị thường tự giới hạn; hầu hết bệnh tự hồi phục hoàn toàn trong vòng một vài tuần. Các biến chứng của quai bị bao gồm viêm tinh hoàn, các biểu hiện Thần kinh (bao gồm viêm màng não, viêm Não và điếc).
Chính vì khả năng lây nhiễm cao và có các biến chứng nguy hiểm nên việc tiêm ngừa vắc-xin là cần thiết, đặc biệt đối với trẻ em.
3. Khi nào thì tiêm vắc-xin quai bị là phù hợp?
Vắc xin phối hợp sởi, quai bị, rubella được tiêm theo phác đồ như sau:
- Đối với người lớn thì chỉ cần tiêm một liều 0.5 ml phía trên bắp tay
- Đối với trẻ em thì liều thứ nhất sẽ tiêm khi trẻ 12 - 18 tháng tuổi, liều thứ 2 được tiêm khi trẻ trong khoảng từ 4 - 6 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học, 2 liều này phải tiêm cách nhau tối thiểu là 1 tháng.
Liều MMR thứ ba không được khuyến cáo thường quy nhưng có thể cân nhắc trong trường hợp có dịch quai bị.
Bên cạnh phản ứng thông thường như sưng, đau tại vị trí tiêm, khi thực hiện tiêm vắc-xin quai bị cũng sẽ có một vài phản ứng phụ ít gặp bao gồm sốt, phát ban, nổi hạch, đau khớp, phản ứng quá mẫn, xuất huyết Giảm tiểu cầu miễn dịch và co giật. Những phản ứng này thường xảy ra ở mũi đầu tiên so với mũi thứ hai. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh MMR liên quan đến tự kỷ.
4. Cần chú ý điều gì khi tiêm vắc-xin quai bị?
Khi tiêm vắc-xin, cần lưu ý các trường hợp chống chỉ định, bao gồm:
- Phản ứng phản vệ nặng với mũi MMR trước đó hoặc các vắc-xin có thành phần neocin và gelatin.
- Có thai hoặc dự định mang thai.
- Suy giảm miễn dịch.
- Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
5. Tiêm vắc-xin quai bị rồi thì có thể bị nữa không ?
Hiệu quả bảo vệ sau 2 liều MMR là 97%. Mặc dù vậy, có một số ít trường hợp mắc quai bị sau tiêm chủng. Tuy nhiên triệu chứng sẽ nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh sẽ ngắn hơn bình thường.
Hệ miễn dịch của mỗi người có đáp ứng được với vắc-xin phòng quai bị hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: độ tuổi tiêm, loại vắc-xin đã tiêm hay tình trạng sức khỏe của mỗi người, chất lượng vắc-xin, cơ sở vật chất cũng như tuân thủ quy trình tiêm chủng của nhân viên y tế.. Đặc biệt, thời gian sau tiêm chủng càng lâu, nồng độ kháng thể càng giảm làm cho hiệu quả bảo vệ không còn cao.
Các mẹ hãy tham khảo Bài viết: Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc-xin quai bị cho bé hay không?
Nguồn tài liệu tham khảo: Cdc.gov