Trước khi siêu âm bụng có được ăn hoặc uống gì không?

Siêu âm bụng được thực hiện để xem các kiểm tra các cơ quan bên trong bụng. Chất lượng hình ảnh của siêu âm bụng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh hay không phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị, trong đó có yêu cầu người bệnh được ăn hoặc uống gì trước khi siêu âm bụng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là một trong những kỹ thuật siêu âm được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán và điều trị. Đây là hình thức siêu âm đơn giản và dễ thực hiện, thường xuyên được chỉ định trong khám sàng lọc Phình động mạch chủ bụng – mạch máu chính cung cấp máu cho toàn bộ phần cơ thể bên dưới. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa kỹ thuật này chỉ dùng để chẩn đoán phình mạch mà trên thực tế, siêu âm ổ bụng có thể được sử dụng để kiểm tra nhiều mô, cơ quan khác cụ thể như:

● Túi mật

● Ruột

● Thận

● Gan

● Tuyến tụy

● Lách

Siêu âm ổ bụng có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau dạ dày hoặc đầy hơi và kiểm tra sự xuất hiện của Sỏi thận hay các khối u ở gan, tuyến tụy,...

Trong sàng lọc Phình động mạch chủ bụng đã đề cập ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm trong trường hợp bệnh nhân là nam giới và thường xuyên có thói quen hút thuốc lá. Phương pháp này không có hiệu quả đối với nữ giới hoặc những người đàn ông chưa từng hút thuốc.

Trước khi siêu âm bụng có được ăn hoặc uống gì không? - ảnh 1
Siêu âm ổ bụng rất an toàn, không xâm lấn cho người bệnh, nhất khi siêu âm thai nhi

Tương tự các loại siêu âm khác, siêu âm ổ bụng là hình thức không xâm lấn, không sử dụng các bức xạ ion hóa vì thế an toàn với người bệnh. Đây cũng là lý do nhiều người ưa thích sử dụng kỹ thuật này để siêu âm thai nhi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ. Nhiệt độ từ đầu dò siêu âm có thể làm nóng các mô chúng tiếp xúc từ đó tạo nên những tổn thương cho một số loại tế bào nhạy cảm.

Nếu qua thăm khám thực thể phát hiện những biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân siêu âm ổ bụng nhằm đưa ra kết luận chính xác về một số vấn đề sau:

● Siêu âm xác định xem có sự xuất hiện của cục máu đông hay không?

● Siêu âm quan sát sự phì đại bất thường của một số cơ quan như gan, lách hay thận...

● Tràn dịch trong ổ bụng.

● Phát hiện sự có mặt của sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật,...

● Kiểm tra tình trạng thoát vị

● Sàng lọc ung thư gan, viêm tụy cấp, viêm tuỵ mạn và viêm ruột thừa.

Ngoài ra siêu âm ổ bụng có thể sử dụng để giúp các bác sĩ hay kỹ thuật viên thực hiện một số thủ thuật như:

● Sinh thiết tế bào các mô vùng bụng: Siêu âm giúp xác định chính xác vị trí lấy mô sinh thiết

● Hút dịch từ các khối u hoặc áp xe

● Kiểm tra lưu lượng và tốc độ máu lưu thông trong các mạch máu nơi ổ bụng.

Trước khi siêu âm bụng có được ăn hoặc uống gì không? - ảnh 2
Siêu âm ổ bụng còn giúp sàng lọc ung thư gan

2. Có thể ăn hoặc uống gì trước khi siêu âm bụng?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc có cần nhịn ăn, uống trước khi siêu âm không? Thông thường bệnh nhân sẽ được tư vấn nên nhịn ăn trong khoảng 8-12 giờ trước khi siêu âm. Thức ăn chưa tiêu hóa hết trong dạ dày và nước tiểu trong bàng quang có thể gây cản trở việc truyền sóng âm dẫn đến hình ảnh siêu âm không rõ ràng.

Trong trường hợp siêu âm túi mật, gan, tuyến tụy hay lách bệnh nhân có thể được tư vấn một bữa ăn không có chất béo vào buổi tối hoặc sáng tùy theo thời điểm tiến hành siêu âm:

● Nếu siêu âm vào buổi sáng, bệnh nhân không được sử dụng các loại thức ăn có chứa dầu, mỡ vào bữa tối hôm trước, bên cạnh đó tính từ lúc chuẩn bị đi ngủ cho đến khi siêu âm xong người bệnh không được ăn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

● Nếu lịch siêu âm được chuẩn bị vào buổi chiều, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ yêu cầu người bệnh tuyệt đối không được ăn thức ăn chứa dầu, mỡ vào bữa sáng và ngừng ăn bất kỳ thứ gì trước thời điểm siêu âm ít nhất 4 giờ.

● Đối với đồ uống: Bệnh nhân có thể uống những loại đồ uống không chứa chất béo trước thời điểm tiến hành siêu âm.

Dưới đây là những loại thực phẩm được phép và không được phép sử dụng trong khoảng thời gian trước khi siêu âm ít nhất 4 tiếng:

Thực phẩm được sử dụngThực phẩm không được sử dụng
Đồ uống: Tất cả những loại đồ uống không có sữa như trà và Cà phê đenSữa: Tất cả các loại sữa và sản phẩm chế biến từ sữa bao gồm bơ, phô mai, kem, sữa chua...
Thịt gia cầm: Thịt gà bỏ da, thịt gia cầm nướng, nước Sốt tự chế không có chất béoThịt mỡ, da gà, trứng, các loại hạt: Thịt mỡ, da gà, vịt, nganBánh mỳ kẹp thịtXúc xích, dăm bông, thịt xông khói; Bánh nướng, Bỏng ngô, trứng, các loại hạt chứa nhiều dầu
Cá: Cụ thể là các loại cá thịt trắng như cá tuyết, cá bơn...Cá: Các loại cá chứa nhiều mỡ như cá thu, lươn, cá trích, cá nục, cá mòi...Các loại sản phẩm từ cá như cá rán, nước Sốt cá, cá đóng hộp...
Rau: Tất cả các loại rau chế biến dưới dạng luộc, nấu hoặc ăn sốngRau:Rau trộn với dầu salad hoặc mayonnaiseCác loại rau xàoKhoai tây chiên
Ngũ cốc: Cơm, phở, mỳ ống, bánh mì.Ngũ cốc: Cơm rang, mỳ xào...
Trái cây: Tất cả các loại trái cây tươi, sấy khô, đóng hộp hoặc nước ép trái câyChất béo: Các loại dầu, mỡ động thực vật, bơ, thực phẩm chiên rán.
Món tráng miệng: Bánh trứng đườngMón tráng miệng: Tất cả các loại bánh ngọt chứa bơ như bánh quy, sô cô la, bánh trứng sữa...

Siêu âm ổ bụng là một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến và dễ thực hiện nhất. Thông thường trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trong ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm. Ngoài ra trong bữa ăn trước đó, họ cũng sẽ phải hạn chế tối đa dầu hoặc mỡ đưa vào cơ thể để có thể thu được hình ảnh siêu âm rõ ràng nhất.


Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung