Những dấu hiệu của bệnh viêm xương

Viêm xương là tình trạng xương dày hơn hoặc sưng lên, dẫn đến biến dạng xương. Khi xương bắt đầu thay đổi hình dạng, nó sẽ gây đau khi người bệnh thay đổi vị trí chịu lực hoặc tăng áp lực đối với các cấu trúc bên trong cơ thể.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm xương là gì?

Xương là một dạng đặc biệt của tổ chức liên kết mà chất cơ bản của xương bị nhiễm canxi nên rất cứng. Vậy bệnh Viêm xương khớp là gì? Theo đó đây là thuật ngữ chỉ Tình trạng viêm ở xương làm cho xương dày, sưng lên, dẫn đến biến dạng xương, gây đau hoặc tăng áp lực đối với các cấu trúc bên trong của cơ thể người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương gồm:

  • Loạn sản sợi đa xương; Loạn sản sợi đơn xương Jaffe-Lichtenstein;
  • Hội chứng SAPHO;
  • Bệnh Paget xương;
  • Viêm xương xơ nang; Viêm xương lắng đọng.
  • Chấn thương xương khiến cơ quan nào đấy bị nhiễm khuẩn.
2. Viêm xương nguy hiểm thế nào?

Viêm xương khớp có thể khiến cho cơ thể người bệnh gặp một số biến chứng và khó khăn như:

  • Đau nhiều: Nguyên nhân gây ra đau nhiều là do sụn bị vỡ và mòn đi, khiến xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây đau và hạn chế vận động.
  • Tàn phế: Đa số người bị viêm xương sẽ cứng khớp, khó nắm và di chuyển.
  • Giảm tuổi thọ: Theo nghiên cứu, tuổi thọ của người mắc bệnh Viêm khớp thường thấp hơn so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Đây là một nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Biến chứng Tim mạch có thể sẽ gây tử vong.

Viêm xương là bệnh khá nguy hiểm, tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan trong việc điều trị viêm xương, vì vậy bệnh có thể gây ra những nguy hại.

Những dấu hiệu của bệnh viêm xương - ảnh 1
Viêm xương là bệnh khá nguy hiểm
3. Phân loại viêm xương

3.1.Viêm xương tủy

Đây là một nhiễm trùng xương - tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên khiến cho vi khuẩn theo đường máu đến ở xương và gây viêm xương. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu, các vi khuẩn gram âm. Có 2 loại viêm xương tủy:

  • Viêm xương tủy cấp: Bệnh khởi đầu rất rầm rộ với triệu chứng Sốt cao 39-400C, Sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, người bệnh lờ đờ và có thể co giật; đau tại vùng gần khớp ngày càng dữ dội; giảm hoặc mất cơ năng, sưng toàn bộ chi bị viêm (chú ý dễ nhầm gãy xương); da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, về sau có thể lùng nhùng; khớp sưng to.
  • Viêm xương tủy mãn: Nguyên nhân là do chẩn đoán và điều trị viêm xương tủy cấp muộn hoặc không đúng cách. Các triệu chứng gồm âm ỉ, đau tái lại; chỗ vùng xương viêm to, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu, phần mềm sưng nhẹ.

3.2.Viêm màng xương

Viêm màng xương thường do chấn thương, vi khuẩn xâm nhập và tác động trực tiếp vào vết thương. Vi khuẩn có thể từ một ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể như viêm bể thận thận, lao, viêm màng xương trong bệnh thương hàn. Các loại viêm màng xương bao gồm:

  • Viêm mủ cấp: Ổ mủ nằm sát với xương. Nếu mủ không thoát ra ngoài thì sẽ đi vào tủy xương gây viêm xương tủy.
  • Viêm kéo dài: Do điều trị viêm mủ cấp không dứt điểm, viêm sẽ âm ỉ kéo dài làm tổn thương ở xương và gây tiêu xương.

4. Điều trị viêm xương

Những dấu hiệu của bệnh viêm xương - ảnh 2

Điều trị viêm xương bằng cách bó bột

Tùy từng thể lâm sàng mà phương pháp điều trị viêm xương khác nhau. Việc điều trị viêm xương tập trung vào việc ngăn chặn diễn tiến bệnh thành mạn tính. Tuy nhiên bệnh không dễ dàng điều trị và thường kéo dài từ sáu tháng đến hai năm.

4.1. Điều trị viêm xương tủy cấp

  • Điều trị viêm xương tủy cấp tích cực, sớm
  • Bất động bằng bột 2 tuần.
  • Dùng kháng sinh liều cao toàn thân trong 1-3 ngày đầu sau khi có triệu chứng, và sau khi đã thăm khám lâm sàng và chẩn đoán kỹ, sau đó dựa vào kháng sinh đồ. Khi đã có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, cần tiếp tục dùng ít nhất 6 tuần sau đó để tránh tái phát bệnh.
  • Tìm ổ nhiễm khuẩn Nguyên phát và phải điều trị tiệt căn.
  • Nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

Phẫu thuật trong trường hợp chọc hút có mủ đặc, triệu chứng không thuyên giảm sau điều trị kháng sinh hoặc tiền sử đã gợi ý có bệnh viêm xương đường máu cấp tính nhằm dẫn lưu mủ, giải ép trong xương và lấy bỏ các phần hoại tử. Sau mổ, cần Bất động bằng bó bột, để chống viêm và nguy cơ gãy.

4.2. Điều trị viêm xương mạn tính

Sinh bệnh học của viêm xương tủy mạn tính là sự tồn tại của các hốc xương chứa mủ và bao quanh bởi tổ chức xơ vô mạch, màng xương và tổ chức phần mềm dày lên khiến cho kháng sinh toàn thân có ít tác dụng. Do vậy, việc điều trị viêm xương mạn tính là phẫu thuật lấy xương chết, nạo viêm, dẫn lưu rộng rãi và kháng sinh toàn thân và có chế độ ăn uống nhiều vitamin.

4.3. Điều trị viêm xương sau chấn thương

  • Trường hợp viêm xương nhẹ, không có nhiễm trùng, không có ổ áp xe thì điều trị viêm xương bằng kháng sinh và chăm sóc vết thương.
  • Trường hợp viêm xương diễn biến nặng, điều trị viêm xương bằng cách phẫu thuật lấy dụng cụ kết hợp xương bên trong, lấy xương chết, làm sạch đầu xương và ống tủy rồi dùng kháng sinh giải phóng ổ nhiễm khuẩn và cố định xương.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung