1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 là nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Tay chân miệng là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại virus.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn ở trẻ em. Bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu điều trị đúng cách.
Tay chân miệng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng?
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus gây ra, bao gồm virus Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác. Virus chủ yếu thường gặp nhất là virus đường ruột type enterovirus 71 và coxsackie A16. Đặc biệt, virus enterovirus 71 có thể gây biến chứng nặng nề cho người bệnh như viêm màng não, viêm Não hoặc cơ tim bị tổn thương.
Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người lành như hắt hơi, Ho hay dịch tiết từ nốt phồng rộp của người bệnh. Vì thế, để phòng bệnh cần vệ sinh chân tay sạch sẽ.
3. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn có khác trẻ em?
Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn giống như đối với trẻ em. Tuy nhiên, đối với người lớn, bệnh tay chân miệng có thể nặng hơn.
Sau đây là các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, bao gồm:
- Ho
- Sốt
- Sổ mũi
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Nôn
- Đau nhức cơ
- Đau họng
- Cảm giác không ngon miệng
- Các nốt ban đỏ xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây ngứa
- Mụn nước xuất hiện trong miệng, họng và gây đau
- Giật mình
- Co giật
- Khó thở
- Bí tiểu
Nếu bệnh trở nặng, người bệnh sẽ có thể bị nôn nhiều, Sốt cao kéo dài hoặc co giật.
Đối với thai phụ, khi mắc tay chân miệng sẽ gây nhiều rủi ro cho thai Nhi như sảy thai, thai lưu hoặc nhiễm trùng khi mang thai.
4. Điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, cũng như chưa có vắc - xin ngừa bệnh. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 7-10 ngày, nếu được điều trị đúng cách.
Khi mắc bệnh, người bệnh cần lưu ý:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý: không ăn thức ăn chua, mặn hoặc cay. Nên tránh những thức ăn rắn, khiến bạn phải nhai nhiều, nó sẽ làm tăng cảm giác chán ăn. Nên uống thật nhiều nước, dùng những thức ăn nguội, mát, mềm. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Cung cấp đầy đủ chất Dinh dưỡng cho cơ thể.
- Điều trị các triệu chứng của bệnh như hạ sốt, giảm đau (đau họng, đau miệng, đau như cơ).
- Nếu bệnh trở nặng, cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý và điều trị kịp thời, tránh biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây truyền cao và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.