1. Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm. Khi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, nó được coi là dậy thì sớm.
Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.
Dậy thì sớm gồm 2 loại:
- Dậy thì sớm trung ương: Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
- Dậy thì sớm sớm ngoại vi: Các hormon steroid sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục hay thượng thận..
Dậy thì sớm gây ra những ảnh hưởng về thể chất và tâm sinh lý của trẻ như: Hạn chế phát triển chiều cao sau này, gây Tâm lý hoang mang, lo lắng cho trẻ, nguy cơ quan hệ Tình dục sớm và các hậu quả của nó...
Dậy thì sớm đa số là do sự trưởng thành trước thời hạn, tuy nhiên có một số nguyên nhân là do bệnh lý gây ra như các bệnh lý Nội tiết (U tuyến yên, u tuyến giáp, bệnh lý tuyến thượng thận, u buồng trứng, u tinh hoàn...)
2. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Sự phát triển sớm có thể khiến các bé ban đầu cao hơn khi so sánh với các bạn cùng lứa. Khi dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao sẽ dừng lại. Bởi vì bộ xương trưởng thành và sự phát triển xương dừng ở độ tuổi sớm hơn bình thường, nên các bé bị dậy thì sớm nếu không được điều trị sẽ không đạt được chiều cao đầy đủ.
Dậy thì sớm cũng có thể gây khó khăn cho trẻ về mặt cảm xúc và xã hội. Nó làm cho các bé gái cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc do có bộ ngực nở nang hoặc trông già hơn.
Ngay cả cảm xúc và hành vi có thể thay đổi ở trẻ em dậy thì sớm. Các cô bé thì có thể trở nên ủ rũ và cáu kỉnh. Các cậu bé cũng có thể trở nên hung dữ hơn và có thể phát triển xu hướng Tình dục không phù hợp với độ tuổi của chúng.
3. Làm thế nào chẩn đoán dậy thì sớm?
Chẩn đoán dậy thì sớm dựa vào các triệu chứng sau đây:
- Tăng trưởng vú và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở trẻ gái.
- Tinh hoàn và dương vật to lên, tóc trên khuôn mặt và giọng nói trầm ở bé trai.
- Có lông mu hoặc lông nách
- Tăng trưởng nhanh
- Mụn
- Mùi cơ thể người lớn
4. Để chẩn đoán dậy thì sớm, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Xét nghiệm máu để tìm mức độ hormone giới tính cao.
- Chụp X-quang xương bàn tay có thể cho thấy xương có trưởng thành quá sớm hay không.
- Siêu âm tuyến vú giúp đánh giá được sự trưởng thành của mô vú một cách khách quan.
- Siêu âm tử cung – buồng trứng giúp xác định kích thước của tử cung – buồng trứng, số lượng nang noãn, có nang noãn trội không, có các khối u bất thường hay không.
- Siêu âm tinh hoàn xác định được kích thước của tinh hoàn và các khối u bất thường.
- Siêu âm bụng tìm các khối u tiết ra các hormon sinh dục như u tuyến thượng thận, u gan,...
- Đôi khi, chụp MRI được chỉ định thực hiện để loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp của dậy thì sớm, chẳng hạn như một khối u trong não, buồng trứng hoặc tinh hoàn.
Việc phát hiện, chẩn đoán sớm rất quan trọng, giúp các bác sĩ có thể điều trị sớm. Từ đó giúp các bé giữ được chiều cao tiềm năng và hạn chế những căng thẳng về cảm xúc và xã hội mà trẻ có thể phải đối mặt khi trưởng thành sớm.
5. Bác sĩ khám và điều trị dậy thì sớm giỏi ở hà nội
Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong Chẩn đoán, điều trị và chăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là bác sĩ part time các ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Phương Thảo tham gia trả lời phóng vấn, giải đáp thắc mắc trên nhiều chuyên mục: Trẻ dậy thì sớm - Khi nào cần điều trị (VOV2),Gia tăng bệnh lùn do thiếu hormon tăng trưởng (Tiền phong),“Kéo dài” người Lùn (Người lao động),Trả lại giới tính thật cho trẻ nhỏ (Sức khỏe – Vnexpress),Tiêm hormon “ngừng lớn” để hãm dậy thì sớm: Nên hay không? (Pháp luật dân sinh)…
Hotline Đặt lịch khám Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo: 0865554486