Mục lục:

Điều trị viêm dạ dày thứ phát

Viêm dạ dày thứ phát là bệnh lý khá nhiều người mắc phải hiện nay, bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm dạ dày thứ phát là gì?

Viêm dạ dày thứ phát là bệnh lý thể hiện Tình trạng viêm hoặc sưng đau đột ngột ở niêm mạc dạ dày của người bệnh, cơn đau có thể thoáng qua, dữ dội hoặc dai dẳng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm dạ dày thứ phát là tình trạng có sự khác biệt với viêm dạ dày ruột, người bệnh sẽ chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp ở bộ phận dạ dày và xuất hiện các triệu chứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy...Hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc Viêm dạ dày thứ phát vẫn còn rất phổ biến.

Điều trị viêm dạ dày thứ phát - ảnh 1
Viêm dạ dày thứ phát là bệnh khá phổ biến hiện nay

2. Điều trị viêm dạ dày thứ phát

Điều trị viêm dạ dày thứ phát phải được kê toa vả chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm dạ dày do stress: Việc dùng thuốc ức chế H2 và các thuốc trong nhóm PPI kết hợp thuốc trung hòa acid làm giảm đáng kể tần suất chảy máu đường tiêu hóa ở người lớn nhưng ở trẻ em không đáng kể.
  • Điều trị viêm dạ dày do tác nhân ngoại lai khác

2.1 Liều lượng thuốc ức chế H2

  • Cimetidin: Tiêm tĩnh mạch
    • 5 – 10mg/kg 8-12h/lần ở trẻ sơ sinh
    • 10 – 20mg/kg/lần x 2-4 lần ở trẻ nhỏ
  • Ranitidin:Famotidin: Tiêm tĩnh mạch 0,3mg/kg/lần x 3 lần/ngày
    • Đường uống: 5-10mg/kg/ngày chia 2-3 lần/ngày
    • Đường tiêm tĩnh mạch: 1-2mg/kg/ngày chia 4 lần/ngày
Điều trị viêm dạ dày thứ phát - ảnh 2
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch

2.2 Probiotics

  • Hiện nay sử dụng probiotics trong phác đồ điều trị nhiễm H. pylori là vấn đề đang được quan tâm
  • Hiệu quả điều trị cao qua các thử nghiệm lâm sàng
  • Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
  • Sử dụng probiotics có thể là một bước tiếp cận mới trong điều trị nhiễm H. pylori ở trẻ em
  • Tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn => tăng hiệu quả của phác đồ sử dụng các kháng sinh, hạn chế khả năng bám dính của H. pylori vào tế bào biểu mô
  • Tác dụng làm giảm các tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh trong phác đồ điều trị nhiễm H. pylori

Khi trẻ đã được chẩn đoán viêm Loét dạ dày tá tràng thì gia đình phải thực hiện nghiêm túc các phác đồ điều trị để không bị kháng thuốc.

Điều trị viêm dạ dày thứ phát - ảnh 3
Gia đình cần tuân thủ đúng pháp đồ điều trị để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung