1. Phân loại gãy xương chày
Gãy xương chày là Chấn thương gây gãy hoặc vỡ xương ở cẳng chân (một trong hai xương lớn ở cẳng chân). Để phân loại và chẩn đoán loại chấn thương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và đề nghị một số Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng gãy xương chày.
Gãy đầu trên xương chày
Vỡ hoặc gãy đầu trên xương chày (phần trên xương ống chân) thường là hậu quả của tai nạn té ngã từ trên cao hoặc tai nạn giao thông. Các mô mềm như dây chằng, da, cơ, dây thần kinh, mạch máu...có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào thời điểm gãy xương. Do vậy bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mọi dấu hiệu tổn thương mô mềm để đưa vào kế hoạch xử lý phần gãy xương.
Gãy đầu dưới xương chày (Gãy pilon)
Gãy đầu dưới xương chày là một chấn thương nghiêm trọng tại xương lớn ở chi dưới xương chày, với đường gãy đi vào diện khớp cổ chân. Gãy pilon thường xảy ra sau khi chân chịu lực va đập mạnh như rơi từ độ cao xuống hoặc tai nạn giao thông.
Gãy đầu dưới xương chày thường gây sưng đau kèm theo sưng tấy lớn, đau đớn rõ rệt, gây sưng cổ chân và biến dạng cấu trúc cổ chân. Một số trường hợp gãy Pilon kèm theo các mảnh xương vỡ chồi qua da (gãy xương hở) thì cần điều trị nhanh chóng bằng phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân thường gặp nhất gây Gãy xương chày là:
- Do té ngã từ độ cao lớn, hoặc rơi xuống bề mặt cứng. Thường xảy ra với người già, người đi không vững và các vận động viên.
- Thực hiện các chuyển động xoắn như xoay vòng. Thường xảy ra các môn thể thao như trượt băng, trượt tuyết, đối kháng.
- Do va chạm mạnh: nguyên nhân do tai nạn xe máy, oto có thể dẫn đến các chấn thương gãy xương chày nghiêm trọng nhất.
- Một số tình trạng sức khỏe có sẵn ở người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến gãy xương chày, ví dụ như bệnh Tiểu đường tuýp 2 và các bệnh lý về xương có từ trước như viêm xương khớp.
3. Dấu hiệu gãy xương chày
Gãy xương chày có các triệu chứng điển hình như:
- Cảm giác đau dữ dội ở phần dưới cẳng chân.
- Tê hoặc Ngứa ran ở chân.
- Bên chân bị thương không có khả năng chịu lực.
- Bị biến dạng vùng bị thương (cẳng chân, đầu gối, Mắt cá chân, ống chân...).
- Sưng tấy, bầm tím ở xung quanh vùng bị chấn thương.
- Thấy xương chồi ra khỏi chỗ Rách da (gãy xương hở).
- Các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối bị hạn chế.
- Hạn chế các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối
- Nếu xương chày bị đứt gãy thì xương mác cũng thường bị ảnh hưởng.
4. Các biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán gãy xương chày, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe đồng thời quan sát các dấu hiệu điển hình như:
- Các biến dạng, dị dạng dễ nhận thấy.
- Tình trạng da (rách hay lành)
- Mức độ xương nhô ra ngoài (nếu có).
- Đánh giá độ sưng và bầm tím.
- Cảm giác bất ổn, đau.
- Đánh giá sức mạnh cơ bắp.
- Thực hiện xét nghiệm X-quang, Chụp CT để xác nhận chẩn đoán gãy xương và tìm hiểu đầu gối, khớp mắt cá chân có bị ảnh hưởng bởi gãy xương chày hay không.
5. Các biện pháp điều trị
Trên thực tế thời gian phục hồi gãy xương chày tùy thuộc vào mức độ gãy xương và có thể cần từ 4-6 tháng để chữa lành. Để điều trị gãy xương chày, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:
- Bó bột.
- Cố định và hạn chế chức năng cơ chân nhưng vẫn cho phép một số cử động.
- Vật lý trị liệu.
- Tập luyện tại nhà.
- Dùng nạng.
Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc chấn thương quá phức tạp như gãy xương hở, gãy vụn hoặc xương chân yếu..., bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Các kỹ thuật sau có thể được sử dụng để điều trị gãy xương chày:
- Cố định xương chày bị gãy tại chỗ bằng ốc vít, thanh hoặc tấm thép.
- Cố định bên ngoài, kết nối ốc vít hoặc các đinh chốt xương gãy bằng một thanh kim loại bên ngoài để giữ chân định vị.
- Kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện chức năng tại nhà và dùng thêm thuốc giảm đau.