1. Gãy xương cổ là gì?
Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Cột sống cổ được chia thành 2 phần là cột sống cổ cao và cột sống cổ thấp. Trong đó cột số cổ cao gồm 2 đốt sống đầu tiên, nốt số một gọi là đốt đội, nốt số hai gọi là nốt trục. Hai nốt này có nhiều trục xoay và cấu tạo khác biệt so với các đốt còn lại. Cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống với cấu tạo thân đốt sống phía trước và cung đốt sống phía sau.
Các đốt sống cổ có vai trò rất quan trọng giúp nâng đỡ đầu, kết nối đầu với vai và cơ thể. Các đốt sống cổ có phạm vi vận động rất lớn, giúp các hoạt động xoay cổ, gập cổ,... Gãy xương cổ hay còn gọi là gãy xương đốt sống cổ là trạng thái nứt vỡ của bất kỳ một trong bảy đốt sống ở cổ. Gãy xương cổ xảy ra khi có một lực đáng kể tác động vào cổ. Các nguyên nhân thường gặp là:
- Tai nạn giao thông
- Nhảy cắm đầu xuống vùng nước nông
Gãy xương đốt sống cổ là tình trạng phổ biến với các vận động viên, đặc biệt là các vận động viên chơi các môn thể thao đối kháng mạnh như khúc côn cầu trên băng, bóng bầu dục, đấu vật,... Một số môn thể thao không tiếp xúc cũng có thể gây gãy xương cổ như thể dục dụng cụ, trượt tuyết, cưỡi ngựa, lướt sóng,...
2. Gãy xương cổ được chẩn đoán như thế nào?
Gãy xương cổ sẽ gây đau dữ dội tại thời điểm chấn thương. Bệnh nhân có thể bị đau lan từ cổ xuống vai hoặc cánh tay do đốt sống chèn ép các dây thần kinh. Bệnh nhân cũng có thể bị thâm tím hoặc sưng ở mặt sau của cổ.
Trong trường hợp người bệnh bị Chấn thương ở cổ, cổ nên được cố định đúng cách để đưa tới cơ sở y tế. Nếu có thể thì nên chờ xe cấp cứu tới, nhân viên y tế sẽ biết cách xử trí phù hợp khi gặp người bất tỉnh do Chấn thương ở cổ.
Để chẩn đoán gãy xương ở cổ, bác sĩ sẽ khám Thần kinh toàn diện để đánh giá chức năng thần kinh. Để xác định mức độ chấn thương, các kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định như:
- Chụp X-quang sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và vị trí đốt sống cổ bị gãy.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng để đánh giá tổng số bất thường không thể nhìn thấy bằng chụp X-quang.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp cung cấp các hình ảnh mô mềm, đồng thời giúp xác định xem Gãy cột sống cổ có gây tổn thương tủy sống hay không.
3. Gãy xương cổ gây những hậu quả gì?
Do tủy sống chạy qua lõi các đốt sống cổ, giúp kết nối hệ thần kinh trung ương của Não bộ và toàn cơ thể. Do đó gãy xương ở cổ có thể gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tổn thương ở đốt sống cổ có thể gây tổn thương tủy sống Gây tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống. Trường hợp nghiêm trọng nạn nhân có thể tử vong ngay lập tức.
4. Điều trị gãy xương cổ như thế nào?
Việc điều trị gãy xương cổ phụ thuộc vào mức độ gãy, vị trí đốt sống bị gãy, tính trầm trọng và khả năng gây liệt vận động của loại tổn thương đó. Tất cả bệnh nhân nghi ngờ gãy xương đốt sống cổ điều cần được nhập viện để điều trị.
- Nếu gãy mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định đeo nẹp cổ chuyên dụng để cố định. Người bệnh cần đeo các khung cố định này đến khi gãy xương lành hẳn.
- Nếu gãy xương phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định bó bột, phẫu thuật chỉnh hình, nẹp vít để cố định,...
Bên cạnh đó, tùy theo trường hợp, bệnh nhân cần hỗ trợ Hô hấp qua ống thở hoặc dùng các thuốc để giúp giảm Chèn ép tủy sống, dùng thuốc giảm đau. Sau khi xương lành, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tập vật lý trị liệu các bài tập cơ vùng cổ giúp hồi phục vận động.
Trong quá trình điều trị, người bệnh phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, protein sẽ giúp ích cho sự hồi phục của cột sống cổ.
5. Các biện pháp giúp ngăn ngừa gãy xương cổ
Để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ gãy xương đốt sống cổ, bạn hãy luôn ghi nhớ các biện pháp sau đây:
- Luôn tuân theo các quy định an toàn và mang các dụng cụ bảo hộ khi tham gia tập luyện, thi đấu thể thao.
- Luôn đeo dây an toàn khi ngồi trên xe.
- Không lặng trong khu vực hồ bơi cạn.
- Bơi và lặn ở những khu vực an toàn, có người giám sát.