Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Que tránh thai là gì? quy trình cấy, tháo que tránh thai và Nhưng lưu ý

09/09/2022
Que tránh thai là gì? quy trình cấy, tháo que tránh thai và Nhưng lưu ý

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, khoa học, được đánh giá là phương pháp tránh thai hiệu quả cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

1. Que tránh thai là gì?

Que tránh thai là ống nhỏ làm bằng chất dẻo, bên trong ống có chứa thuốc tránh thai. Que tránh thai sẽ được cấy dưới da bên tay không thuận của phụ nữ. Khi vào cơ thể, thuốc tránh thai trong que tránh thai sẽ làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, khiến tinh trùng không đi được vào buồng tử cung, ngăn cản quá trình rụng trứng.

Que thử thai sẽ có tác dụng rất nhanh. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao lên tới 99% mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ phương pháp tránh thai nào khác.

Cấy que tránh thai sẽ có hiệu quả trong 3 năm. Khi đã cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Các loại que tránh thai thường được sử dụng bao gồm:

  • Norplant: tổng cộng có 6 que, có tác dụng trong khoảng 5 - 7 năm
  • Jadelle, Sinoplant: tổng cộng có 2 que, có tác dụng trong 5 năm
  • Implanon: có 1 que duy nhất, có tác dụng trong 3 năm.
Que tránh thai là gì? quy trình cấy, tháo que tránh thai và Nhưng lưu ý - ảnh 1
Que tránh thai là ống nhỏ bằng chất dẻo bên trong có chứa thuốc tránh thai

2. Ưu điểm và nhược điểm của que tránh thai

2.1. Ưu điểm

  • Hiệu quả ngừa thai rất cao (99%)
  • Thời gian ngừa thai kéo dài (ngừa thai trong 3 năm chỉ với 1 lần cấy)
  • Quá trình cấy và tháo bỏ que tránh thai đơn giản, nhanh chóng
  • Vị trí cấy là vùng da dưới cánh tay không thuận rất kín đáo, khó phát hiện, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
  • Có thể sử dụng được cho phụ nữ đang cho con bú, người bị tiểu đường...
  • Không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng
  • Không có các biến chứng, ảnh hưởng như đặt dụng cụ tử cung tránh thai

2.2. Nhược điểm

  • Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Có thể xảy ra một số tai biến khi cấy que như: nhiễm trùng da, dị ứng, que cấy dịch chuyển... tuy nhiên khả năng xảy ra rất thấp
  • Có thể có 1 số tác dụng phụ trong 1 vài tháng đầu sau cấy như: xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt, nổi mụn, tăng cân, căng ngực, nhức đầu...
  • Chi phí cấy que cao hơn so với đặt dụng cụ tử cung
Que tránh thai là gì? quy trình cấy, tháo que tránh thai và Nhưng lưu ý - ảnh 2
Có thể xảy ra một số tác dụng phụ khi cấy que tránh thai

3. Những lưu ý khi dùng que tránh thai

Que tránh thai chống chỉ định với những người cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, người có bệnh liên quan đến nội tiết... Trước khi cấy que, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế để thăm khám Sản khoa và để bác sĩ tư vấn cụ thể.

Thời gian que tránh thai bắt đầu có tác dụng:

  • Trường hợp cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (tính từ ngày bắt đầu hành kinh): que tránh thai có tác dụng ngay lập tức
  • Trường hợp cấy que tránh thai không phải trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt: que tránh thai sẽ có tác dụng tốt nhất sau 7 ngày

4. Quy trình cấy que tránh thai

  • Chuẩn bị trước khi cấy que: Trước khi bắt đầu cấy que tránh thai, cần thực hiện thăm khám Sản khoa để các bác sĩ có căn cứ đánh giá xem bạn có đủ điều kiện để cấy que tránh thai không, hiệu quả của que tránh thai và những tác dụng phụ có thể xảy ra với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Cấy que tránh thai: Sau khi đã xác định bạn đủ điều kiện để cấy que tránh thai. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc Gây tê dưới da ở vị trí phía trong cánh tay không thuận của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai vào vùng da đó bằng 1 dụng cụ hỗ trợ cấy rồi tiến hành băng quấn tay tại chỗ cấy. Sau 1 ngày bạn có thể tháo băng. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút.
Que tránh thai là gì? quy trình cấy, tháo que tránh thai và Nhưng lưu ý - ảnh 3
Cấy que tránh thai vào vùng da phía trong cánh tay không thuận
  • Sau khi cấy: Cần theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu thấy có vấn đề bất thường nên tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời.

5. Quy trình tháo que tránh thai

Khi hết hạn hoặc bạn muốn có thai trở lại thì có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành tháo que tránh thai. Tương tự như khi cấy, bác sĩ sẽ tiêm tê vào phần dưới cuối của que cấy rồi rạch 1 đường nhỏ dưới da để đẩy que cấy ra ngoài. Sau đó, tiến hành quấn băng lại. Quá trình này cũng chỉ mất vài phút và không gây đau đớn gì.

Lưu ý khi đi khám:

Khám phụ khoa: Cần lưu ý là không đặt thuốc trong vòng 3 đến 5 ngày và không có kinh nguyệt thì mới khám Phụ Khoa.

Đặt vòng tránh thai: Không nhận đặt vòng cho bệnh nhân đã từng mổ đẻ.

Thủ thuật hút thai: Sẽ nhận dưới 12 tuần và sẽ không nhận mổ đẻ 3 lần, có phương pháp hút, có hút gây tê và hút gây mê, (không dùng thuốc bỏ thai). Gây mê phải nhịn ăn từ 4-6h, nếu ăn ít đồ dễ tiêu sẽ nhận từ 4-6h, còn ăn cơm nhận >6h,

  • Thủ thuật gây mê: sáng nhận trước 10h00, chiều nhận trc 17h00,
  • Thủ thuật gây tê: sáng nhận trc 11h00, chiều nhận trước 18h30, nếu cận giờ trên thì chỉ áp dụng thai từ 5-8 tuần.

Khám các dịch vụ để tốt nhất bệnh nhân lên qua buổi sáng trước 11h00, buổi tối qua trc 19h00, Nếu làm nhiều dịch vụ mà cần có thời gian thì phải qua sớm hơn trước 18h30.