Khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện bạch mai

Khoa Thận - tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai được hình thành từ năm 1981, với tên gọi cũ là C6. Khoa Thận tiết niệu khám và điều trị: thận tiết niệu người lớn, Nam khoa, Nhiều kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng tại Khoa. Do PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển làm trưởng khoa
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đội ngũ bác sĩ Khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện bạch mai

  • TS. Bác sĩ Lê Danh Vinh - Lịch khám sáng thứ 7, Chủ nhật
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nghiêm Trung Dũng - Lịch khám sáng thứ 7

2. Giới thiệu về Khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện bạch mai

Hiện nay khoa thận - tiết niệu có 34 cán bộ công nhân viên gồm: 1 phó giáo sư, 2 tiến sĩ, 10 thạc sĩ và bác sĩ nội trú, 2 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 16 y tá đại học, cao đẳng và trung cấp, 3 hộ lý. Nhiệm vụ chính của khoa là: Khám chữa bệnh nội ngoại trú, tham gia đào tạo (đại học, sau đại học, chỉ đạo tuyến), nghiên cứu khoa học.

Trong những năm gần đây khoa đã và đang áp dụng nhiều kĩ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại, đã và đang tiến hành một số nghiên cứu lớn cấp bộ và hợp tác quốc tế nhằm từng bước xây dựng khoa trở thành một khoa Thận - Tiết niệu phát triển toàn diện và vững chắc, xứng đáng là khoa đầu ngành và từng bước hội nhập được với khu vực và quốc tế.

2.1. Công tác khám chữa bệnh

Mỗi ngày khoa đảm nhận khám chữa bệnh cho khoảng 120 - 130 bệnh nhân nội trú, 50 - 60 lượt bệnh nhân ngoại trú. Hằng năm trung bình có khoảng trên 3000 bệnh nhân nội trú và trên 12000 bệnh nhân ngoại trú được khám chữa bệnh. Các nhóm bệnh chủ yếu là bệnh cầu thận Nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh lý ống kẽ thận, Sỏi thận tiết niệu, thận đa nang...Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật bệnh nhân ngày càng được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời (ví dụ: dị dạng phình mạch thận...).

2.2. Công tác đào tạo

Khoa thận - tiết niệu phối hợp với phân môn Thận - Tiết niệu trường Đại học Y Hà nội giảng dạy cho nhiều đối tượng sinh viên đại học (sinh viên y₂­­,y₃,y₄,y₆ đa khoa, sinh viên răng hàm mặt, y học cổ truyền, y tế công cộng, kĩ thuật y học, điều dưỡng chính qui và tại chức), học viên sau đại học (nội trú, cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, nghiện cứu sinh), các lớp đào tạo ngắn hạn ( lớp đào tạo một số chuyên đề bệnh thận nội khoa, tham gia lớp đào tạo siêu âm bụng...). Ngoài ra, khoa và phân môn cùng tham gia đào tạo một số lớp tại cơ sở: Công tác chỉ đạo tuyến ở một số địa phương, đào tạo chuyên khoa I ở một số tỉnh đồng bằng sông cửu long và miền núi phía Bắc.

2.3. Công tác nghiên cứu khoa học

Hàng năm nhiều đề tài cấp cơ sở và đề tài hướng dẫn sinh viên và học viên sau đại học đã được nghiệm thu. Nhưng đáng kể nhất là trong vài năm trở lại đây khoa thận tiết niệu đã thực hiện được một số đề tài nghiên cứu lớn ở cả hai mặt là nghiên cứu cộng đồng và nghiên cứu chuyên sâu. Cụ thể một đề tài nghiên cứu bệnh thận mạn tính tại cộng đồng ở những đối tượng ³ 40 tuổi tại một số vùng dân cư thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu với Trường Đại học Kobe, Nhật Bản. Trong nghiên cứu này lần đầu tiên một số lương lớn (8500) đối tượng nghiên cứu đã được xem xét về bệnh lý thận - tiết niệu mạn tính. Đề tài đã được nghiệm thu và báo cáo tại Hội nghị Thận học Quốc tế tổ chức tại Nhật Bản năm 2007. Một đề tài cấp Bộ cũng nhằm nghiên cứu tình hình bệnh cầu thận mạn tính tại cộng đồng nhưng ở tất cả các đối tượng người trưởng thành (³18 tuổi) được thực hiện tại một số vùng dân cư thuộc tỉnh Bắc Giang và Hà Nội với số lượng gần 2000 người.

Bên cạnh những nghiên cứu lớn hướng cộng đồng, khoa Thận -Tiết niệu cùng tham gia vào một số những nghiên cứu chuyên sâu:

  • Tham gia nghiên cứu áp dụng qui trình lọc màng bụng liên tục ngoại trú (đề tài cấp Nhà nước do Bệnh viện 108 làm chủ nhiệm đề tài), nghiên cứu bệnh cầu thận ΙgA trong khuôn khổ hợp tác đào tạo nghiên cứu sinh giữa trường Đại học Y Hà Nội và viện Karolinska Thụy Điển.
  • Hướng nghiên cứu trong thời gian tới: Tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2 sau khi đã sàng lọc được các bệnh nhân bị bệnh lý thận - tiết niệu mạn tính nói chung và bệnh lý cầu thận nói riêng từ nghiên cứu trước nhằm nhằm can thiệp điều trị bảo vệ và bảo tồn chức năng thận, hạn chế tỷ lệ bệnh nhân dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu thêm những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chuyên sâu.

2.4. Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới, hiện đại

Trong những năm gần đây khoa thận tiết niệu đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị hiện đại, phấn đấu phát triển khoa xứng đáng là khoa Thận - Tiết niệu đầu ngành trong cả nước và hội nhập được với các nước trong khu vực. Các kỹ thuật chính bao gồm:

Sinh thiết thận dưới siêu âm: sinh thiết thận được tiến hành tại khoa từ cuối những năm của thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80. Sinh thiết thận có sự kiểm tra định vị của siêu âm được áp dụng từ năm 1992 nhưng chỉ là định vị tìm cực dưới thận trái, sau đó các thì sinh thiết vẫn là sinh thiết mù. Từ năm 2000 đến nay với sự giúp đỡ của dự án Jaica Nhật Bản, sinh thiết thận được làm thường qui dưới sự hướng dẫn của đầu dò siêu âm chuyên dụng giúp cho việc sinh thiết dễ dàng hơn, ít biến chứng hơn. Đặc biệt là kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang đã bắt đầu được áp dụng từ những năm gần đây và kỹ thuật hiển vi điện tử cũng được chỉ định cho một số trường hợp.

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú là một kỹ thuật điều trị thay thế thận suy cùng tồn tại song song với lọc máu ngoài thận bằng thận nhân tạo vẫn đang được toàn thế giới áp dụng và phát triển kỹ thuật. Từ năm 2004 đến nay, khoa Thận đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật này điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối với số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh. Hiện nay, khoa đang quản lý gần 200 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Chất lượng lọc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ngày càng được cải thiện.

Đơn vị thận nhân tạo cấp cứu đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2007 với 4 máy thận nhân tạo. Mỗi ngày có khoảng 12 bệnh nhân được lọc máu tại khoa. Đây là những bệnh nhân nặng cấp cứu nhất. Đơn vị thận nhân tạo cấp cứu cần được mở rộng hơn để đáp ứng số lượng bệnh nhân cần lọc máu cấp ngày một tăng.

Bên cạnh lọc máu thận nhân tạo cấp tính, khoa đã tiến hành các kỹ thuật lọc máu hiện đại khác như siêu lọc máu chậm liên tục để giải quyết vấn đề thừa nước, suy tim nặng. Thay huyết tương để phối hợp điều trị cho những bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có đợt kịch phát và tổn thương thận nặng. Ghép thận cũng đã bắt đầu được tiến hành ở Bệnh viện Bạch Mai với sự kết hợp giữa khoa Thận, khoa Ngoại, khoa Gây mê hồi sức, khoa Điều trị tích cực và các đồng nghiệp trong và ngoài nước.

2.5. Hướng phát triển trong thời gian tới

Trong thời gian tới khoa sẽ tiếp tục áp dụng và hoàn thiện các phác đồ điều trị nội khoa, các kỹ thuật đã và đang được áp dụng. Đặc biệt khoa sẽ mở rộng thêm đơn vị thận nhân tạo cấp cứu và lọc màng bụng bằng máy tự động (Home choice), phát triển mạnh hơn kỹ thuật thay huyết tương và lọc máu liên tục và sẽ phát triển mảng điều trị tán sỏi và lấy sỏi nội soi. Khoa cũng sẽ tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và đào tạo các bác sĩ theo chuyên ngành sâu.

Chúng tôi hy vọng trong một tương lai gần khoa Thận - Tiết niệu sẽ là một khoa phát triển toàn diện và hiện đại, xứng đáng là khoa thận đầu ngành và hội nhập cùng khu vực, từng bước hội nhập quốc tế.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Danh Vinh

  • Số 257 B1 Giải Phóng, Đống Đa, TP Hà Nội
  • Thận - Tiết niệu
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh