1. Giới thiệu về kỹ thuật xạ hình chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
Xạ hình chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa là kỹ thuật giúp chẩn đoán xác định vị trí của chảy máu đường tiêu hóa.
Trong quá trình thực hiện, khách hàng sẽ được tiêm một lượng nhỏ Dược chất phóng xạ. Sau đó, bệnh nhân được ghi hình toàn bộ ổ bụng trên máy SPECT/CT hiện đại, giúp phát hiện vị trí chảy máu, thậm chí chỉ với mức độ chảy máu là 0.04 ml/phút.
2. Khi nào nên thực hiện kỹ thuật xạ hình chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa?
Nên thực hiện khi trẻ bị nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu nhiều lần nhưng chưa xác định được nguyên nhân hoặc vị trí chảy máu.
3. Cần chuẩn bị gì khi đến khám và xạ hình xuất huyết đường tiêu hóa?
- Trẻ nhịn ăn và uống trong vòng 4 tiếng trước khi làm xạ hình.
- Trẻ không chụp barium trong vòng 48 giờ trước khi xạ hình.
- Trẻ được giải thích quy trình chụp để hợp tác. Có thể phải phối hợp với chuyên khoa gây mê nếu cần để trẻ nằm yên trong quá trình ghi hình.
Hình ảnh minh họa vị trí chảy máu phát hiện trên xạ hình