1. Tổng quan về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Ung thư cổ tử cung là bệnh xuất hiện ở vùng nối cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ. Tại đây hình thành khối u lớn, phát triển nhanh chóng và khó kiểm soát. Hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhóm virus HPV nguy cơ cao. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV nên tiêm vắc-xin Ung thư cổ tử cung được xem là cách hiệu quả nhất để để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Đối tượng tiêm chủng:
Vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung (vắc-xin HPV) được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ từ 9-26 tuổi. Vắc-xin sẽ phát huy tối đa hiệu quả đối với nhóm phụ nữ chưa từng nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên trên thực tế vắc-xin vẫn có tác dụng với những người đã có quan hệ tình dục, thậm chí từng nhiễm HPV. Nguyên nhân vì:
- HPV tồn tại nhiều chủng loại khác nhau.
- Virus HPV dễ tái nhiễm (kể cả khi cơ thể đào thải vẫn có thể mắc lại).
- Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể phòng tái nhiễm nhưng vắc-xin lại làm được điều này.
Những người chưa hoặc đã quan hệ Tình dục đều được khuyến nghị nên tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung để giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh lây nhiễm những chủng HPV mới.
2. Các câu hỏi thường gặp
Nhiều người thắc mắc tiêm HPV có được quan hệ không? Hiện tại không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên để ngăn nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV mới trong thời gian cơ thể đang sản sinh kháng thể, chị em nên có biện pháp bảo vệ khi quan hệ, tránh quan hệ Tình dục không an toàn.
Như vậy, trong thời gian tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung, nếu sức khỏe tốt bạn vẫn có thể quan hệ tình dục an toàn. Nếu vẫn còn băn khoăn, chị em có thể trao đổi với các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
Cần lưu ý gì sau khi tiêm chủng?Mặc dù tiêm ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, nhưng cũng như tất cả các loại tiêm chủng khác, tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn 100% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay các bệnh do các tuýp HPV khác gây ra. Việc Tiêm chủng HPV cũng không thay thế cho sàng lọc ung thư cổ tử cung. Do vậy hàng năm các chị em nên thăm khám Phụ khoa kết hợp tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể mắc phải.