Siêu âm phổi thai nhi: Các bước thực hiện và Những lưu ý

Siêu âm phổi thai nhi nằm trong quy trình siêu âm thai giúp các bác sĩ quan sát, đánh giá các bệnh lý về phổi, tim của thai nhi. Thông thường siêu âm phổi thai nhi sẽ được tiến hành từ tuần thai thứ 22.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Mục đích của siêu âm phổi thai nhi

Các xương sườn thai nhi là những cấu trúc hồi âm dày, xuất phát từ cột sống, cong vòng tạo thành bộ khung của lồng ngực thai nhi. Phổi của thai nhi được quan sát qua khoang liên sườn và có âm đồng nhất.

Vì thế, siêu âm giúp các bác sĩ đánh giá tốt các vị trí tim, trục tim, tràn dịch màng phổi và các tổn thương phổi khác... Thông thường, siêu âm phổi thai nhi thường bắt đầu tiến hành từ tuần 22 trở đi.

2. Các bước thực hiện siêu âm phổi thai nhi

Siêu âm cơ bản thường mất khoảng từ 15 – 20 phút. Đối với những lần kiểm tra chi tiết, đo độ dài của các bộ phận, tầm soát dị tật thai nhi..., bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị phức tạp hơn và mất khoảng 30 phút hoặc hơn để hoàn thành việc siêu âm.

Siêu âm phổi thai nhi: Các bước thực hiện và Những lưu ý - ảnh 1
Quá trình siêu âm phổi thai nhi diễn ra trong thời gian khoảng 0.5 giờ

Nhìn chung, quy trình siêu âm phổi thai nhi nằm trong quy trình siêu âm thai, sẽ bao gồm các bước sau:

  • Mẹ bầu sẽ nằm trên giường mềm và kéo áo lên để lộ bụng.
  • Bác sĩ sẽ thoa lên vùng bụng một loại gel mỏng. Đây là chất dẫn truyền sóng siêu âm giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm và cơ thể, để sóng siêu âm được truyền tốt hơn nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất.
  • Máy tính sẽ dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình và bạn sẽ được nhìn thấy rõ thai nhi. Mô hoặc xương sẽ xuất hiện dưới dạng các vùng sáng hoặc màu xám và dịch màng ối sẽ xuất hiện ở những vùng tối.
  • Bác sĩ sẽ đánh giá không có khối u (ví dụ nang bạch huyết vùng cổ), hình dạng và kích thước ngực và phổi bình thường, tim có hoạt động (4 buồng ở vị trí tim bình thường, buồng thoát ĐMC và ĐMP). Không có thoát vị hoành.

3. Những lưu ý trước và sau siêu âm phổi thai nhi

Trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi thực hiện siêu âm thai, bà bầu nên nhịn ăn và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá,... nước có gas, nước ép hoa quả,... nhằm hạn chế những sai lầm về kết quả siêu âm.

Để giúp quá trình siêu âm diễn ra thuận tiện, khi thực hiện siêu âm mẹ bầu nên mặc những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, không nên bó sát, chật hẹp. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên ghi nhớ các cột mốc siêu âm thai nhi quan trọng để phát hiện sớm những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, từ đó có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời, hiệu quả, an toàn.

Ngoài ra, trước khi đến siêu âm, mẹ bầu cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi, thắc mắc về quá trình Mang thai và một số dấu hiệu bất thường để hỏi ý kiến bác sĩ và có những lời khuyên thích hợp, thỏa đáng.

Siêu âm phổi thai nhi: Các bước thực hiện và Những lưu ý - ảnh 2
Hình ảnh kết quả siêu âm phổi thai nhi

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ CK I Mai Phương

  • Số 241 Quốc lộ 1K, Linh Xuân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Sản khoa
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Khám Sản Bệnh Viện Phụ Sản Sài Gòn - SIH

  • Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Sản khoa
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Khám Thai 43 nguyễn khang

  • Số 43 Nguyễn Khang, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • Sản khoa
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Danh Nghiệp

  • Số 58 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Sản khoa
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Thị Phương Thảo

  • Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  • Sản khoa
  • 360.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*