Mục lục:

Nên vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng gì?

Rốn ở trẻ sơ sinh là khu vực rất dễ bị nhiễm trùng, nếu rốn của trẻ được cắt bằng dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ hoặc việc vệ sinh hàng ngày không được đảm bảo, rốn của trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Giai đoạn sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nên cần phải vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách, đồng thời chú ý những dấu hiệu bất thường ở rốn đều cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Có một vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc khi vệ sinh rốn cho bé sơ sinh chính là nên vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng cồn 70 hay vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng gì? Thực tế, để giải đáp được thắc mắc này thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Trong trường hợp trẻ sơ sinh không nhiễm trùng rốn, rốn bình thường thì nên để hở rốn, không cần băng rốn, nên mặc tã thấp dưới rốn. Khi vệ sinh rốn thì không cần bôi gì vào rốn của trẻ, sau khi tắm xong thì chỉ cần làm khô vùng rốn bằng cách sử dụng gạc sạch thấm khô và để rốn rụng tự nhiên,

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn thì nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh rốn bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, dùng dung dịch Milian hoặc Eosin để bôi vào phần rốn cho trẻ khoảng 4 lần/ngày. Cha mẹ không nên vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng povidine.

Ngoài việc vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách thì cha mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh theo các bước:

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Que bông vô trùng hay bông vô khuẩn
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.
  • Băng rốn.

Các bước chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

  • Rửa tay sạch sẽ, tốt nhất là với xà phòng diệt khuẩn
  • Tháo băng rốn cũ của bé ra và rửa tay lại một lần nữa
  • Một tay dùng gạc vô khuẩn nâng nhẹ nhàng cuống rốn, quan sát xem rốn có đỏ ,có chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không, vùng da xung quanh chân rốn có tấy đỏ không.
  • Dùng que bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn sát trùng rốn theo thứ tự từ chân rốn, thân rốn, mặt cắt cuống rốn.
  • Sát trùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Cuối cùng nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng, còn nếu rốn khô không băng rốn để hở thông thoáng.

Thông thường, nếu được vệ sinh rốn và chăm sóc tốt thì rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng 7 - 10 ngày, tuy nhiên cũng có một số trường hợp rốn lâu rụng hơn nhưng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì không đáng lo. Điều cần làm là vệ sinh rốn và giữ cho vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung