1. Nhân tuyến giáp là gì?
Mặc dù phần lớn các nhân tuyến giáp là lành tính (không ung thư). Một tỷ lệ nhỏ các nhân này chứa tế bào ung thư. Để chẩn đoán và điều trị Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm nhất, hầu hết các nhân tuyến giáp cần được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa.
Hầu hết các trường hợp là nhân tuyến giáp lành tính, một tỷ lệ nhỏ phát hiện u tuyến giáp ác tính. Do đó khi có biểu hiện của bệnh, cần đi khám chuyên khoa để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm bướu nhân hay là ung thư để điều trị kịp thời.
2. Đặc điểm của nhân tuyến giáp
Đây là bệnh lý thường gặp, qua khám lâm sàng phát hiện bệnh ở khoảng 4 - 7% dân số, tỷ lệ mắc phải ở nữ cao gấp 5 lần so với nam giới. Tỷ lệ phát hiện bệnh qua siêu âm cao hơn rất nhiều, từ 19 - 67%. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là từ 36 – 55 tuổi.
3. Các triệu chứng thường gặp của nhân tuyến giáp
Nhân tuyến giáp thường không gây triệu chứng. Các nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc qua Chụp CT scan hoặc siêu âm cổ vì những lý do khác nhau.
Đôi khi, bệnh nhân tự phát hiện Nhân giáp khi soi gương thấy cổ to hơn, khi cài nút cổ áo, hoặc khi đeo vòng cổ. Kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường thỉnh thoảng là lý do phát hiện nhân tuyến giáp. Nhân tuyến giáp có thể sản xuất quá nhiều hormon giáp gây cường giáp.
Tuy nhiên, đa phần các nhân tuyến giáp, kể cả ung thư tuyến giáp, thường không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nghĩa là xét nghiệm TSH bình thường. Trong trường hợp hiếm, bệnh nhân nhân tuyến có thể thấy đau cổ, hàm, hoặc tai. Nếu nhân tuyến giáp đủ lớn chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, bệnh nhân có thể thấy khó thở, khó nuốt, hoặc có cảm giác vướng ở cổ họng, giọng nói bị khàn đi. Thậm chí ít gặp hơn, bệnh nhân có thể khàn tiếng. Nếu Nhân giáp xâm lấn vào dây thần kinh chi phối các dây thanh âm nhưng thường là do ung thư tuyến giáp.
Những điểm quan trọng cần nhớ là:
- Nhân tuyến giáp thường không gây triệu chứng.
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường bình thường ngay cả khi ung thư.
- Cách tốt nhất phát hiện nhân tuyến giáp là cần bác sĩ thăm khám cổ của bạn.
Khi nhân giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Khi đó, cơ thể bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp như: Tay run, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, sút cân,...
4. Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?
Phần lớn trường hợp là nhân lành tính. Để xác định chính xác đó là nhân tuyến giáp lành tính hay ác tính bệnh nhân được tiến hành một số biện pháp chẩn đoán đánh giá nhân tuyến giáp.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tuyến giáp có nhân, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm vùng cổ để xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng nhân tuyến giáp. Siêu âm cũng giúp xác định các nhân giáp có khả năng ung thư cao hay không dựa vào một số đặc điểm thường gặp của Ung thư tuyến giáp biểu hiện trên siêu âm. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ thực hiện thủ thuật FNA được chính xác.
Sau đó, để xác định chính xác đó là bướu nhân lành tính hay ác tính, cần chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm, các bác sĩ tiến hành chọc kim nhỏ vào các nhân để lấy mẫu tế bào đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính.
Kết quả sinh thiết có thể là:
- Ác tính (dương tính): Chiếm khoảng 4 – 5% các trường hợp ở các dạng: thể nhú, thể nang, thể tủy và ung thư thể không biệt hóa.
- Lành tính (âm tính): Chiếm khoảng 69 – 74%, ở các dạng như bướu keo, Viêm tuyến giáp bán cấp, Viêm tuyến giáp Hashimoto, nang tuyến giáp.
- Không xác định (nghi ngờ): Quá sản nang, quá sản tế bào Hurthle hoặc có kết quả nghi ngờ (nhưng không khẳng định) ung thư.
- Không có chẩn đoán hoặc không đầy đủ: chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả đó là do khi thực hiện thủ thuật FNA không lấy được nhiều tế bào nhân tuyến giáp. Đối với trường hợp này, thường sẽ phải tiến hành FNA lần 2 hay phẫu thuật phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ.
Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán đánh giá nhân tuyến giáp có giá trị cao như xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm sinh hóa.
5. Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, tùy thuộc vào đặc điểm kết quả tế bào học tế bào nhân giáp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp có thể bao gồm:
- Điều trị bằng Thyroxine: Thường áp dụng cho bệnh nhân có nhân giáp nhỏ, Bướu giáp keo và chắc chắn không phải u ác tính.
- Phẫu thuật loại bỏ nhân giáp: Chỉ định phẫu thuật đối với trường hợp là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư dựa trên kết quả tế bào học, hoặc Bướu giáp quá to gây chèn ép.
Phẫu thuật loại bỏ khối nhân ở tuyến giáp:
- Điều trị iod phóng xạ: Áp dụng ở những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động, có thể có kèm theo cường giáp.
- Tiêm cồn qua da: Được áp dụng điều trị bướu nhân đặc hoặc U nang hoặc u hỗn hợp.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiêu dần bướu tuyến giáp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm có tác dụng tiêu u tuyến giáp, bệnh nhân nên lựa chọn và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Nhân tuyến giáp lành tính cần được theo dõi thường xuyên bằng siêu âm mỗi 6-12 tháng và thăm khám lâm sàng hàng năm, có thể tiến hành xét nghiệm FT4, TSH và chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ đánh giá tình trạng tái phát bướu nhân và đánh giá tình trạng suy giáp để có biện pháp.