Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Những câu hỏi thường gặp bệnh bướu cổ

27/11/2020
Những câu hỏi thường gặp bệnh bướu cổ

Theo thống kê, tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 - 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Những câu hỏi thường gặp về bệnh bướu cổ

1. Bướu cổ là bệnh gì?

Bướu cổ là bướu xuất phát từ tuyến giáp còn gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, bướu lành, Basedow, viêm tuyến giáp, ung thư... Bướu giáp có thể có hay không thay đổi chức năng tuyến giáp dẫn đến Cường giáp hay suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ có rất nhiều

  • Thường gặp là do thiếu hụt iode
  • Do thuốc hoặc thức ăn dùng kéo dài
  • Do bẩm sinh hoặc bệnh lý tự miễn
  • Đặc biêt phụ nữ có thai, cho con bú .

Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bao gồm: Cổ phình to, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, hồi hộp ...Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó cần thăm khám bác sĩ để xác định dấu hiệu bệnh bướu cổ chính xác nhất.

Theo thống kê, tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 - 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật.

2. Những câu hỏi thường gặp về bệnh bướu cổ

2.1. Bị bướu cổ đơn thuần vẫn có thể Mang thai bình thường?

Đúng! Nếu người mẹ được chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần tức là ngoài biểu hiện phì đại (phình) tuyến giáp có kèm theo nhân/nang hoặc không, thì hình thái và chức năng của tế bào tuyến giáp bình thường. Trong trường hợp này chị em hoàn toàn có thể có thai và cũng không sợ ảnh hưởng gì đến thai Nhi cả.

2.2. Khi có thai, có cần ngừng thuốc điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần?

Đúng! Tuy nhiên việc tiếp uống hay dừng đều do bác sĩ quyết định. Về cơ bản, thuốc điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần bản chất là hoocmon tuyến giáp (thyroxin) và sử dụng an toàn (liều lượng phù hợp) cả khi mang thai và nuôi con.

2.3. Khi đã chẩn đoán bị bướu cổ, chị em nên tránh mang thai trong thời gian chữa bệnh?

Đúng! Bướu cổ (dù là cường năng tuyến giáp hay thiểu năng tuyến giáp) đều có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai vì gây kinh nguyệt không đều và các rối loạn chức năng khác, nên bạn khó thụ thai. Nếu có thai được và người mẹ bị thiểu năng tuyến giáp thì em bé sinh ra cũng có thể bị thiểu năng tuyến giáp dẫn đến chậm phát triển trí tuệ. Nếu người mẹ bị Cường giáp và chưa điều trị ổn định thì dễ gây sẩy thai hoặc sinh con cũng có thể bị cường năng tuyến giáp.

2.4. Phụ nữ đã điều trị lành “bệnh cường giáp” vẫn có thể mang thai?

Sai! Nếu chị em được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp (một số người bệnh thường gọi một cách dân dã là "bướu ác", "bướu độc" hay thậm chí cũng gọi là "bướu cổ"), thì trong trường hợp này trước khi quyết định mang thai phải xem bệnh đã thật sự ổn định chưa, trong khi có thai nếu bệnh chưa ổn định vẫn phải điều trị, nhưng bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc kháng giáp điều trị một cách thích hợp (giảm liều thuốc) và lựa chọn loại thuốc kháng giáp ít qua nhau thai để đảm bảo an toàn cho bào thai. Tuy nhiên, để hạn chế những đáng tiếc cho thai nhi, chị em nên tránh hoàn toàn có thai trong thời gian 3 năm trở lên sau khi đã điều trị dứt điểm bệnh.

2.5. Mổ bướu cổ dễ dẫn tới Vô sinh ở phụ nữ?

Sai! Nếu như nó chỉ là bướu lành tính thì có thể điều trị nội khoa. Mổ bướu cổ không thể gây vô sinh cho nữ giới được. Mặc dù các hoocmon do tuyến giáp tiết ra ý thì nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan sinh sản. Thế nhưng nó không phải là yếu tố quyết định, mà việc có con thì nó sẽ phụ thuộc vào cơ quan sinh dục là chính.

2.6. Thêm muối i ốt vào thức ăn sẽ giảm được bệnh này?

Sai! Chế độ Dinh dưỡng và nước uống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ do thiếu hoặc dư thừa i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chính vì vậy, bệnh này có thể đề phòng bằng các biện pháp bổ sung muối i-ốt qua một số thực phẩm, nước uống… Trong đó, bổ sung i-ốt qua muối ăn được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá nhiều i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tính trạng gia tăng bướu cổ. Vì vậy, ở các thành phố lớn, các vùng ven biển… nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã đủ hàm lượng i-ốt thì không phải cho thêm i-ốt vào trong muối ăn.

3. Khám tuyến giáp và siêu âm miễn phí với bác sĩ Lê Phong

Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).

Để phục vụ cho Bệnh nhân, Tiến sỹ Lê Phong sẽ khám trực tiếp tại Bệnh Viện An Việt số 1E Trường Trinh, Hà Nội vào tất cả các buổi sáng từ thứ 2 tới thứ 7 hàng tuần.

Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch khám & siêu âm MIỄN PHÍ

Liên hệ Hotline: 086 555 4486

Ngoài ra các bạn được hoàn tiền lên đến 3% tổng chi phí khám khi đăng ký qua Bcare.vn

Đặt lịch khám bác sĩ lê phong online miễn phí Tại Đây