1. Bệnh lý về hô hấp
- Biểu hiện: Nhịp thở nhanh nông, có thể rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, di động lồng ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở, Kèm theo Sốt hoặc hạ nhiệt độ, xuất tiết/ ngạt mũi.
- Chăm sóc: Khi trẻ có dấu hiệu trên cần nới lỏng quần áo, bế trẻ hơi ngửa cổ cho dễ thở, làm thông thoáng đường thở cho trẻ, hút dịch mũi nếu có
2. Vấn đề thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể trẻ bình thường từ 36.5 độ - 37.4 độ C
- Trẻ hạ nhiệt độ: Nhẹ (36 – 36,4 độ C ), trung bình ( 32-35,9 độ C ) và nặng (
- Tăng thân nhiệt (sốt): là nhiệt độ của cơ thể > 37.5 độ về sáng
- Biểu hiện: Nhiệt độ tăng, da trẻ nóng đỏ, có mồ hôi, nhịp thở nhanh, quấy khóc.
- Chăm sóc: Hạ thân nhiệt: ủ ấm ngay: đội mũ, đeo tất tay chân quấn ủ khăn có thể ôm ủ vào người chăm sóc da kề da, tăng nhiệt độ phòng 28- 30 độ, đặt sưởi cạnh giường
- Xử trí: Tăng thân nhiệt ( Sốt ): Hạ nhiệt độ cho trẻ ngay bằng cách hạ nhiệt độ phòng, cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ bú mẹ ( nếu trẻ bú được ), dùng miếng dán hạ nhiệt độ, chườm khăn ướt vào trán
3. Dấu hiệu Vàng da ở trẻ sơ sinh
- Biểu hiện: Vàng da xuất hiện sớm trong 1-2 ngày đầu sau sinh, vàng mặt sau xuống ngực, bụng, chân tay, tốc độ Vàng da tăng nhanh, màu sắc da vàng đậm, vàng rõ như màu vàng nghệ, màu vàng rơm, trẻ bú kém hoặc có thể bỏ bú, quấy khóc, tăng trương lực cơ, xoắn vặn, nhịp thở nhanh hoặc chậm. có thể sốt.
- Chăm sóc: Quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng ban ngày trong 7 ngày đầu để phát hiện vàng da sớm
- Xử trí: Cho trẻ đến khám ngay nếu vàng da sớm sau sinh, vàng càng nhanh kèm theo các dấu hiệu thần kinh
4. Bệnh lý về rốn
- Biểu hiện: Chân rốn ướt có dịch, có mủ, mùi hôi. Rốn chảy máu, sưng đỏ, có thể viêm tấy thành bụng quanh rốn hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn như sốt , bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa.
- Chăm sóc: Tắm cho trẻ hằng ngày bằng nước chín, vệ sinh chân rốn bằng cồn 700.
5. Các vấn đề cần lưu ý
- Biết được nhịp thở bình thường trẻ 40-60l/phút, nếu nhanh hoặc chậm hơn cần theo dõi sát Khi thấy nhiệt độ trẻ hạ hoặc tăng hơn bình thường cần được xử trí ngay
- Chăm sóc rốn thường xuyên phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng ban ngày
- Cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay sau khi đã được xử trí
6. Trẻ không có phản ứng gì với âm thanh
Nếu trẻ của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh Mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của trẻ.
7. Mắt bé chưa có khả năng tập trung nhìn đồ vật nào đó trong giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi
- Tập trung tầm nhìn vào các đồ vật, màu sắc
- Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.
- 1 tháng tuổi: Bé bắt đầu di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng, ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt, tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.
- 2-3 tháng tuổi: Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé); bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu; tăng nhạy với ánh sáng; dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình; dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác; giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.
- Trong tầm tuổi này, nếu mẹ nhận thấy mắt bé không phát triển bình thường, chưa có khả năng tập trung nhìn ngắm một đồ vật nào đó thì nên cho bé đi khám để biết rõ tình trạng thị lực của con.
Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.