1. Con đường lây lan của vi khuẩn HP như thế nào?
Vi khuẩn HP lây truyền qua những phương thức sau:
- Con đường lây truyền từ người sang người qua đường phân – miệng hoặc miệng – miệng đóng vai trò chủ yếu
- Môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém: Nguồn nước bị ô nhiễm.
- Dụng cụ Khám bệnh qua miệng chưa được thực hiện vô trùng sẽ tạo nguy cơ truyền bệnh.
Những tác hại khi bị lây truyền vi khuẩn HP
2. Phương pháp nào để chẩn đoán nhiễm HP?
2.1 Các phương pháp ít xâm lấn (qua nội soi):
- Test nhanh Urease
- Sinh thiết làm giải phẫu bệnh
- Nuôi cấy
- PCR tìm DNA vi khuẩn.
2.2 Các phương pháp không xâm lấn:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm huyết thanh
- Phát hiện kháng nguyên trong phân
Test hơi thở chẩn đoán vi khuẩn HP
2.3 Những trường hợp phải test HP
- Người có loét dạ dày, hành tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày, hành tá tràng mà chưa khẳng định việc tiệt trừ HP
- U MALT (U lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày)
- Người bị Ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã cắt bỏ qua nội soi
2.4 Những trường hợp nên test HP
- Người bị đầy bụng chức năng
- Người dưới 60 tuổi
- Người không có triệu chứng báo động: Chảy máu; Thiếu máu; Sút cân không rõ nguyên nhân; Nuốt khó, nuốt đau; Nôn liên tục...
- Người sử dụng Aspirin kéo dài
- Người thiếu máu, thiếu Sắt không rõ nguyên nhân
- Người bị xuất huyết Giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
- Người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, polyp tăng sản dạ dày.
3. Phòng ngừa lây nhiễm HP như thế nào?
- Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
- Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
- Thói quen ăn uống lành mạnh: ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, không hút thuốc uống rượu bia...
- Kiểm tra vi khuẩn HP khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để diệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.
- Khi trong nhà có người bị nhiễm HP thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
- Khám chữa bệnh, Nội soi tại cơ sở uy tín đảm bảo vô khuẩn.