1. Nội soi tiêu hóa có sử dụng thuốc gây mê là gì?
Một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản trong khi gây mê để tránh trào ngược dịch dạ dày vào đường hô hấp hay kiểm soát chức năng Hô hấp tốt hơn trong những trường hợp có bệnh nền như tim mạch, Hô hấp cũ....
Bệnh nhân sẽ nằm yên trong suốt quá trình nội soi mà không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì. Kết thúc nội soi khoảng 5 phút bệnh nhân có thể tỉnh hoàn toàn, ăn uống được như bình thường.
Phương pháp này cũng làm giảm đi rất nhiều những tai biến không đáng có vì quyền chủ động sẽ thuộc về bác sĩ mà không liên quan đến việc co cơ cũng như giãy giụa của bệnh nhân.
Nhưng lợi ích lớn nhất của nội soi dưới gây mê là khi bệnh nhân nằm yên Bác sĩ có thể tìm và quan sát kỹ được những tổn thương, sinh thiết hay làm những thủ thuật can thiệp một cách chính xác nhất.
2. Các bước tiến hành nội soi tiêu hóa có sử dụng thuốc gây mê
Bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân một cách tỉ mỉ, cẩn thận, cân nhắc lợi ích và nguy cơ rồi đưa ra chỉ định nội soi tiêu hóa dưới gây mê.
Sau khi có chỉ định nội soi tiêu hóa dưới gây mê, Bác sĩ gây mê hồi tỉnh sẽ khám tiền mê cho bệnh nhân. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân có thể phải làm thêm các Xét nghiệm như đo chức năng gan thận, điện tim đồ, X quang tim phổi hay đo chức năng hô hấp..
Căn cứ vào những thông tin thu được Bác sĩ gây mê sẽ giải thích cho bệnh nhân về lợi ích cũng như tai biến có thể gặp khi nội soi gây mê, sau khi đã thống nhất được với bệnh nhân hoặc người nhà, bác sĩ gây mê sẽ đưa ra phương pháp gây mê phù hợp nhất với người bệnh.
Sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị như đảm bảo khoảng cách thời gian ăn uống đến thời điểm gây mê, làm sạch đại tràng.. nằm đúng tư thế, chuẩn bị xong trang thiết bị, dụng cụ.. quy trình gây mê sẽ bắt đầu trước khi làm nội soi.
Bệnh nhân sẽ được gắn các thiết bị theo dõi chức năng sống, tim, mạch, hô hấp.. lập đường truyền tĩnh mạch, đặt nội khí quản nếu cần thiết.. bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tiền mê và khởi mê.
Bác sĩ gây mê sẽ theo dõi đến khi bệnh nhân đã mê hoàn toàn sẽ thông báo cho Bác sĩ Nội soi bắt đầu làm thủ thuật.
Trong quá trình làm nội soi, bệnh nhân được duy trì mê bằng thuốc được truyền qua bơm tiêm điện. Tùy từng giai đoạn của thủ thuật, thuốc sẽ được điều chỉnh liều cho phù hợp cho tới khi thủ thuật kết thúc an toàn.
Kết thúc thủ thuật, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi tại phòng hồi tỉnh cho đến khi tỉnh hẳn. Bác sĩ gây mê sẽ nhắc lại một lần nữa những tác dụng phụ và chắc chắn bệnh nhân có thể hiểu và tuân thủ những hướng dẫn mà mình đưa ra (Ví dụ: Không vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông trong 24 giờ).
Sau đó bệnh nhân được bàn giao lại cho bác sĩ nội soi theo dõi và chăm sóc tiếp những vấn đề của nội soi tiêu hóa.
3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gây mê khi nội soi
Có rất ít những tai biến nghiêm trọng ngoài dự kiến nếu bệnh nhân được thăm khám và thực hiện một cách cẩn thận, chuyên nghiệp bởi một Bác sĩ gây mê có kinh nghiệm.
Một số tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, cảm giác như Say tàu xe sau gây mê, tuy nhiên nó sẽ nhanh chóng qua đi bởi thuốc gây mê dùng trong nội soi tiêu hóa thường dùng là những thuốc có tác dụng nhanh, ngắn và thải trừ nhanh.
Trong một số trường hợp chức năng gan thận của bệnh nhân giảm nhưng vẫn bắt buộc phải làm nội soi dưới gây mê thì những tác dụng phụ này có thể kéo dài lâu hơn.