Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Đặt catheter tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là gì?

20/07/2021
Đặt catheter tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là gì?

Đặt catheter tĩnh mạch rốn, hay còn gọi là đặt ống thông tĩnh mạch rốn sơ sinh, là kỹ thuật được dùng trong hồi sức cấp cứu cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non nhằm cung cấp dinh dưỡng, cũng như truyền các loại thuốc và dịch.

1. Đặt catheter tĩnh mạch rốn là gì?

Trong trường hợp cấp cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non, tĩnh mạch rốn thường được ưu tiên lựa chọn vì chúng chưa đóng vào những ngày đầu sau sinh nên khá dễ tiếp cận.

Đặt catheter (ống thông) tĩnh mạch rốn là kỹ thuật dùng ống thông đặt vào tĩnh mạch vùng rốn, được chỉ định khi trẻ sơ sinh cần đặt đường truyền tĩnh mạch để điều trị, nuôi dưỡng và theo dõi. Đặc biệt, biện pháp này rất cần thiết thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ Sinh non dưới 1000gr.

Mục đích của phương pháp đặt catheter tĩnh mạch rốn là:

  • Truyền dịch tĩnh mạch trong cấp cứu;
  • Bổ sung Dinh dưỡng cho trẻ Sinh non, thấp cân;
  • Chức năng tuần hoàn, Hô hấp của trẻ bị suy yếu;
  • Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm ở trẻ;
  • Thay máu toàn phần hoặc bán phần;
  • Truyền nhiều loại dịch và thuốc nhưng khó lấy đường ngoại biên;

Chống chỉ định đặt catheter tĩnh mạch rốn trong các trường hợp sau:

  • Viêm rốn, phúc mạc hoặc ruột hoại tử;
  • Thoát vị rốn omphalocele hoặc qua khe hở thành bụng (gastroschisis);
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa;
Đặt catheter tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là gì? - ảnh 1
Đặt catheter tĩnh mạch rốn là gì?

2. Quy trình thực hiện

Để thực hiện kỹ thuật này, ngoài dụng cụ cấp cứu và theo dõi sinh tồn cơ bản, bé cần được nằm giường sưởi hoặc lồng ấp để đảm bảo giữ ấm trong suốt quá trình đặt Catheter. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành đặt catheter tĩnh mạch rốn cần sát khuẩn rốn và khu vực xung quanh cho trẻ bằng bông tẩm cồn i-ốt nhằm đề phòng nhiễm trùng. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

  • Bước 1: Cho trẻ nằm ngửa trên giường sưởi hoặc trong lồng ấp;
  • Bước 2: Có thể cố định kỹ tay và chân trẻ;
  • Bước 3: Mở áo để lộ phần rốn và vùng bụng xung quanh rốn;
  • Bước 4: Sát khuẩn rốn và vùng xung quanh bằng cồn i-ốt;
  • Bước 5: Chọn loại catheter rốn vừa với trẻ, nối các đầu dây dẫn và ống tiêm có dung dịch NaCl 0,9%;
  • Bước 6: Cắt bỏ 1 phần cuống rốn sát gốc hoặc cách khoảng 1,5 cm;
  • Bước 7: Luồn catheter vào trong tĩnh mạch theo hướng đã xác định, hút máu ngược ra, sau đó bơm dung dịch Natri clorua 0,9% vào;
  • Bước 8: Cố định catheter tĩnh mạch rốn bằng chỉ và băng dính vô khuẩn.

Sau khi hoàn thành, điều dưỡng hoặc y tá nên ghi chép đầy đủ y lệnh trong hồ sơ bệnh án của trẻ. Không nên lưu catheter tĩnh mạch rốn kéo dài hơn 14 ngày vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Lưu ý khi đặt catheter tĩnh mạch rốn

Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch rốn có vai trò giúp chẩn đoán kịp thời, theo dõi chính xác, và điều trị hiệu quả ở trẻ sơ sinh cần truyền thuốc hồi sức cấp cứu suy tuần hoàn. Phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm như an toàn, tránh được phơi nhiễm với nhiễm trùng, cũng như hạn chế đau đớn cho bệnh Nhi và căng thẳng cho phụ huynh.

Đặt catheter tĩnh mạch rốn cần được thực hiện ngay trong những ngày đầu sau khi trẻ được sinh ra.

Đôi khi cũng có trường hợp xảy ra tai biến như như nhiễm trùng chân catheter, tắc mạch, viêm ruột hoại tử, hay các biến chứng liên quan đến tim mạch.