Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Phẫu thuật cắt bỏ vú điều trị ung thư vú

16/04/2021
Phẫu thuật cắt bỏ vú điều trị ung thư vú

Bệnh uhg thư vú nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Sự phát triển của y học hiện đại trở thành niềm hi vọng cho những bệnh nhân bị ung thư vú. Vậy phẫu thuật cắt bỏ và điều trị ung thư có mang lại hiệu quả cao như lời đồn?

1. Phẫu thuật cắt bỏ vú là gì?

Phẫu thuật cắt bỏ vú là một phương pháp nhằm điều trị bệnh ung thư vú thông qua việc cắt bỏ vú hoặc các mô xung quanh đó. Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần thường được xem là phương pháp điều trị chuẩn dành cho bệnh ung thư vú. Hình thức phẫu thuật này thường loại bỏ hoàn toàn vú, các hạch bạch huyết ở nách, cùng một số cơ ngực dưới vú. Tuy nhiên, trải qua 2 thập kỳ, nền y học nhân loại đã có những bước đột phá trong lĩnh vực phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật cho ung thư vú. Do đó, những phụ nữ bị mắc bệnh sẽ có nhiều lựa chọn tối ưu hơn, an toàn và hiệu quả hơn.

Các lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ vú sẽ tùy thuộc vào các điều kiện sau của bệnh nhân, bao gồm:

  • Tuổi tác;
  • Sức khỏe tổng quát;
  • Tình trạng mãn kinh;
  • Kích thước của khối u;
  • Giai đoạn tiến triển của khối u ( lan rộng bao xa);
  • Khối u phát triển theo chiều hướng nào (bình thường hay nhanh chóng);
  • Tình trạng thụ thể hormone của khối u;
  • Các hạch bạch huyết liên quan.

2. Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần là gì?

Đây là một loại phẫu thuật cắt bỏ vú đơn giản, trong đó, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ toàn bộ vú, bao gồm cả núm vú của bệnh nhân. Ngoài ra, các hạch bạch huyết và các tuyến nhỏ trong hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng được loại bỏ khỏi nách.

Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần thường được áp dụng trong trường hợp ung thư chưa lan ra ngoài vú, hoặc bạn đang thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

3. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng là gì?

Phương pháp phẫu thuật này thường được chỉ định dành cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy, khả năng mắc ung thư vú sẽ giảm tới 90% sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng.

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, bao gồm cả vú và núm vú. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có thể phải loại bỏ cả hai bên vú, điều này được gọi là cắt bỏ vú đôi.

Một số người bị ung thư một bên vú cũng quyết định phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng để loại bỏ bên vú còn lại, nhằm làm giảm khả năng tái phát ung thư.

Ngoài ra, nếu bạn mong muốn tái tạo vú, nó có thể được thực hiện ngay tại thời điểm phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng (tái tạo ngay lập tức), hoặc sau phẫu thuật (tái cấu trúc chậm). Trong quá trình tái tạo vú, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp cấy ghép tổng hợp hoặc vạt mô từ một phần khác của cơ thể để tạo ra ngực.

4. Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần là gì?

Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần thường được áp dụng cho những phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn I và II. Trong phương pháp này, các khối u cùng các mô xung quanh vú đều được loại bỏ.

Phẫu thuật thường được thực hiện theo sau bằng phương pháp Xạ trị đến các mô vú còn lại, bác sĩ sẽ sử dụng tia X để chiếu vào mô vú, sau đó giết chết các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng có khả năng lây lan, hoặc tái phát.

Có hai loại chính trong phẫu thuật cắt bỏ vú một phần, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: khối u, bao gồm cả một vùng nhỏ bao quanh khối u không có ung thư sẽ được cắt bỏ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần: loại bỏ khối u và nhiều mô vú hơn so với phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải tiếp tục thực hiện các phẫu thuật khác sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú một phần. Nếu các tế bào ung thư vẫn còn tồn tại bên trong mô vú, bạn sẽ cần phải cắt bỏ toàn bộ vú.

5. Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để là gì?

Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để là phương pháp loại bỏ hoàn toàn vú, bao gồm cả núm vú. Trong quá trình phẫu thuật, phần da, các cơ bên dưới vú và các hạch bạch huyết sẽ được loại bỏ.

Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp phẫu thuật này thường không mang lại hiệu quả cao, do đó nó hiếm khi được sử dụng, trừ khi ung thư đã lan đến cơ ngực.

6. Phẫu thuật đoạn nhũ triệt căn cải biên là gì?

Phẫu thuật đoạn nhũ triệt căn cải biên (MRM) là một phương pháp ít gây chấn thương, và được sử dụng rộng rãi hơn các thủ tục khác. Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ vú, kèm theo các hạch bạch huyết dưới cánh tay của bệnh nhân. Mặc dù các cơ ngực vẫn còn nguyên vẹn, nhưng phần da bao phủ thành ngực cũng có thể bị loại bỏ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể quyết định thực hiện Tái tạo vú ngay sau đó.

7. Phẫu thuật cắt bỏ vú ngoài da là gì?

Trong phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần gồm núm vú, mô vú và quầng vú, tuy nhiên nó tiết kiệm phần lớn da trên vú. Đây là loại phẫu thuật chỉ được sử dụng trong các trường hợp Tái tạo vú sau thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú. Mặt khác, nó cũng không phải là một lựa chọn phù hợp nếu khối u ở vú đã to ra, hoặc gần bề mặt da.

8. Phẫu thuật cắt bỏ vú tiết kiệm da bảo tồn quầng núm vú là gì?

Đối với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ các mô vú, bao gồm quầng vú và các ống dẫn đến núm vú. Tuy nhiên phần da ở quầng vú và núm vú sẽ được bảo toàn, chỉ cắt bỏ các mô bên dưới và xung quanh chúng. Nếu những khu vực này không có ung thư, chúng có thể được giữ lại. Phương pháp này cũng được gọi là tái thiết ngay sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú.

8.1 Trước khi phẫu thuật cắt bỏ vú

Dưới đây là các bước mà bệnh nhân cần phải thực hiện trước khi phẫu thuật, bao gồm:

  • Thay áo choàng của bệnh viện;
  • Bạn sẽ chờ thực hiện phẫu thuật tại phòng tiền phẫu thuật. Đây là nơi bạn bè và gia đình bạn có thể đến thăm;
  • Y tá sẽ dùng bút đánh dấu nỉ để vẽ lên ngực của bệnh nhân- khu vực được thực hiện phẫu thuật;
  • Sau đó, bạn sẽ được gây mê;

8.2 Trong khi phẫu thuật cắt bỏ vú

Quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú sẽ được tiến hành như sau:

  • Bạn có thể phải ở trong phòng phẫu thuật từ 2-3 giờ, hoặc nhiều hơn nữa nếu bạn thực hiện tái tạo vú ngay sau đó;
  • Bác sĩ sẽ rạch một đường, và tách mô vú ra khỏi da phía trên và cơ bên dưới vú;
  • Trong trường hợp bạn đang bóc tách hạch nách hoặc bóc tách nút sentinel, các thủ tục phẫu thuật sẽ tiếp tục được diễn ra;
  • Các trường hợp tái tạo vú sẽ được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Một số bệnh nhân sẽ được đặt ống dẫn lưu vào vú, và nách để ngăn chặn các chất lỏng xâm nhập vào nơi có khối u;
  • Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu vết mổ lại, và che vết mổ bằng một miếng băng quấn quanh ngực.

8.3 Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú

Sau khi phẫu thuật kết thúc thành công, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể.

Sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ được đưa đến phòng của bệnh viện và ở lại đây khoảng 1-2 ngày, thậm chí lâu hơn nếu bạn đã thực hiện phẫu thuật tái tạo vú.

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc hậu phẫu thuật:

Thuốc: bạn có thể được sử dụng thuốc giảm đau

Các cách chăm sóc, bao gồm:

  • Các vết mổ: băng vết mổ sẽ được giữ lại cho đến lần tái khám đầu tiên
  • Ống dẫn lưu: có thể được lấy ra ngoài trước khi bạn rời bệnh viện, hoặc vẫn được giữ nguyên cho đến lần tái khám đầu tiên
  • Chỉ khâu: các chỉ khâu vết mổ có thể tự phân hủy, tuy nhiên một số loại chỉ khâu không có khả năng tự phân hủy được và cần phải tháo gỡ trong lần tái khám.

Biến chứng: một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ vú, chẳng hạn như nhiễm trùng và phù bạch huyết, sưng sau khi cắt bỏ hạch bạch huyết.

Tập luyện thể chất sau phẫu thuật: giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp ở khu vực được thực hiện phẫu thuật. Các bài tập nên được bắt đầu vào buổi sáng sau khi phẫu thuật.

9. Mẹo phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Khi về nhà, bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo kế hoạch mà bác sĩ đã đề xuất, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: trong những tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn cần được nghỉ ngơi nhiều để giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.
  • Sử dụng thuốc: uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Giữ cho khu vực vết mổ luôn khô ráo: bạn nên sử dụng bông tăm khi đi tắm, tuyệt đối không tắm bồn hoặc sử dụng vòi hoa sen cho đến khi vết khâu đã lành lại hoàn toàn.
  • Vận động nhẹ nhàng: giúp không bị cứng cánh tay.
  • Yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác: bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn, do đó trong một số công việc nhất định, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh, chẳng hạn như nấu ăn, làm việc nhà, mua sắm, chăm sóc trẻ em, thú cưng, đi tái khám, hoặc bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy khó khăn khi tự thực hiện.