1. Những điều cần biết về U tuyến giáp
1.1 Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường và không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u tại tuyến giáp.
Hiện nay, Ung thư tuyến giáp có thể chia thành các loại sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: có nguồn gốc từ tế bào nang và là trường hợp ung thư tuyến giáp phổ biến (chiếm khoảng 70% - 80%), có tiến triển bệnh tương đối chậm.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: chiếm khoảng 10% - 15% trường hợp mắc bệnh, bệnh thường có tốc độ tiến triển nhanh hơn thể nhú.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: khá hiếm gặp và chỉ có khoảng 5% - 10% ca bệnh, thường có liên quan đến di truyền cũng như các vấn đề nội tiết.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: cực kỳ hiếm gặp, chỉ có tỷ lệ dưới 2% nhưng là dạng ung thư tuyến giáp vô cùng nguy hiểm, rất khó để điều trị.
- Ung thư tuyến giáp thể lympho: hiếm gặp.
1.2. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp thường không có biểu hiện lâm sàng xác định và rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, khi kích thước u tuyến giáp phát triển to hơn, bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu như:
- Có u giáp trạng, cứng và di chuyển theo hoạt động nuốt của bệnh nhân. Đôi khi, u có kích thước lớn và cổ định trước cổ;
- Khàn tiếng;
- Vùng cổ xuất hiện một số hạch nhỏ, di động cùng bên với khối u lớn;
- Có cảm giác nghẹn và nuốt vướng ở cổ;
- Khi khối u xâm lấn vào trong khí quản, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó thở;
- Da vùng cổ sùi loét, chảy máu và có hiện tượng thâm nhiễm;
- Sưng tuyến bạch huyết, đau cổ...
2. Phương pháp Phẫu thuật tuyến giáp trong điều trị ung thư tuyến giáp
Trong việc điều trị ung thư tuyến giáp, phương pháp mổ tuyến giáp có vai trò chủ chốt. Tùy theo trường hợp cụ thể, các chỉ định phẫu thuật sẽ khác nhau và cùng với đó là các điều trị hỗ trợ có sử dụng tia xạ ngoài hoặc I 131.
2.1. Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp?
Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến giáp là một loại phẫu thuật thường được chỉ định trong hầu hết trường hợp ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (một số thể bệnh học khác cũng có thể sử dụng loại phẫu thuật này để điều trị), đặc biệt đối với những bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố tiên lượng xấu như:
- Tuổi cao trên 40 tuổi;
- Từng có sự tiếp xúc với chất phóng xạ trước đây;
- Kích thước u tuyến giáp hơn 4cm;
- Có các Giải phẫu bệnh học như ung thư biểu mô biệt hóa/không biệt hóa;
- Tồn tại nhiều ổ ung thư trong tuyến giáp (dấu hiệu xâm lấn);
- Có các di căn như di căn hạch cổ hoặc di căn xa đến xương, phổi...
Tuy nhiên, loại phẫu thuật tuyến giáp này cũng có một số trường hợp chống chỉ định như:
- Bệnh nhân ở tuổi quá cao và có kích thước u tuyến giáp to, xâm lấn đến thực quản và khí quản, không thể cắt toàn bộ tuyến giáp;
- Bệnh nhân có chứng suy tim – suy thận nghiêm trọng, không đủ sức chống chịu với các phẫu thuật lớn.
2.2. Các bước tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp
Người bệnh sẽ được đặt nằm ngửa và lót gối dưới 2 vai và dưới cổ sao cho cổ ngửa đến mức tối đa.
- Gây mê nội khí quản toàn thân cho bệnh nhân;
- Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường hình chữ U với đáy quay xuống phía dưới;
- Bóc tách vạt da đến bờ dưới sụn giáp;
- Bộc lộ tuyến giáp;
- Thực hiện cắt toàn bộ thùy tuyến giáp
3. Một số tai biến sau phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp
3.1. Liệt dây thanh âm
Đây là tai biến thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân sau khi phẫu thuật, chia làm 2 loại chính:
- Liệt dây thanh âm tạm thời: người bệnh sẽ bị khàn tiếng nhẹ và có sự thay đổi trong giọng nói, nhưng vẫn nói được. Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian cho đến khi hết hoàn toàn.
- Liệt dây thanh âm vĩnh viễn: do trong quá trình phẫu thuật, dây Thần kinh quạt ngược đã bị cắt đứt. Lúc này, bệnh nhân sẽ có giọng nói khàn đặc hay thậm chí là mất tiếng, không phục hồi trở về bình thường.
3.2. Suy tuyến cận giáp
Ở ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện những cơn Tetani (có biểu hiện co cơ đột ngột). Đây là biểu hiện của chứng suy tuyến cận giáp.
Để điều trị các cơn Tetani này, các bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch CanxiClorua 1 gram. Tiếp theo, vitamin D3 sẽ được sử dụng để giảm dần triệu chứng cho đến khi hết hoàn toàn.
3.3. Một số biến chứng khác
Việc phẫu thuật tuyến giáp toàn bộ có thể gây ra một số tai biến khác cho bệnh nhân như:
- Chảy máu: các bác sĩ cần phải mổ lại để cầm máu;
- Khó thở: thường do nguyên nhân xẹp khí quản hoặc đứt dây Thần kinh quặt ngược – biến chứng từ hiện tượng u tuyến giáp phát triển lớn, chèn ép lâu ngày. Vì vậy, bác sĩ cần chú ý lưu lại ống nội khí quản từ 2 – 3 ngày. Sau khi rút ống, cần theo dõi các biểu hiện bất thường của bệnh nhân để có cách xử trí kịp thời.
Như vậy, phẫu thuật tuyến giáp toàn bộ là một loại phẫu thuật lớn và được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân nếu được chỉ định phẫu thuật cần phải có sự chuẩn bị chu đáo theo hướng dẫn từ bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng sau phẫu thuật.
Để phác đồ điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, thời gian phát hiện ra bệnh có vai trò vô cùng quan trọng. Bệnh được phát hiện sớm đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ có nhiều hướng điều trị hơn, hạn chế các tác dụng phụ sau điều trị. Bởi vậy, việc theo dõi sức khỏe của tuyến giáp rất quan trọng. Bạn nên tầm soát sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như: sưng to vùng cổ, thay đổi tóc và da, mệt mỏi, rối loạn mỡ máu, giảm ham muốn tình dục....
4. Khám và điều trị bệnh về tuyến giáp ở đâu?
Khám Nội tiết đái tháo đường và Siêu Âm hoàn toàn Miễn_Phí với chuyên gia Thạc sĩ, bác sĩ Mai Văn Sâm là Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội.
Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).